Khu DTSQTG miền tây Nghệ An được tổ chức UNESCO công nhận năm 2007, có tổng diện tích 1.303.285ha được chia làm ba vùng: Lõi, đệm và vùng chuyển tiếp. Tính đa dạng sinh học KDTSQ này cao nhất nước ta và cả khu vực châu Á.
Rừng Săng Lẻ trong khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An |
Nơi đây, có thảm thực vật đa dạng phong phú bậc nhất khu vực. Độ che phủ của rừng trên 80%, là hiện trường lý tưởng để tiến hành các chương trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của khu DTSQTG Tây Nghệ An thể hiện ở sự có mặt của 70 loài thực vật và 80 loài động vật được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Trong số đó có nhiều loài đặc biệt quý hiếm, đặc hữu của khu vực như sao La, Chà Vá chân nâu, mang lớn, thỏ vằn, sa mu dầu…
Thác Khe Kèm ở vườn quốc gia Pù Mát |
Đặc biệt, Khu dự trữ sinh quyển thế giới này còn bao gồm đặc trưng văn hoá - nhân văn nổi bật của cộng đồng người Kinh, Thái, Khơ Mú, Thổ, Mông, Đan Lai, Ơ Đu hiện đang sống trong vùng sinh quyển.
Đại diện UNESSCO tại Việt Nam trao danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới cho tỉnh Nghệ An |
Bà Katherine Muller Marin, Trưởng văn phòng đại diện UNESSCO tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ: "KDTSQ miền tây Nghệ An tạo nên tiềm năng to lớn của khu vực về du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học cùng các hoạt động nâng cao nhận thức và giáo dục môi trường, đồng thời gìn giữ những nét đặc trưng tiêu biểu về văn hoá của các cộng đồng địa phương. Đặc biệt KDTSQ miền tây Nghệ An là kho báu đa dạng sinh học vô cùng dồi dào đang có những đóng góp cụ thể vào việc bảo vệ hệ sinh thái của trái đất".
Tiến Dũng