Dân Việt

Trung Quốc cần Hong Kong tới mức nào?

Bình Nguyên (tổng hợp) 02/10/2014 20:20 GMT+7
Nhiều người cho rằng, Hong Kong dường như đang dần kém quan trọng với Bắc Kinh, song giới chức Trung Quốc cũng không dễ "xuống nước" với Hương Cảng vì lo sợ hiệu ứng domino.

Giảm vai trò

Chuyên gia kinh tế độc lập Andy Xie cho biết: "Trước đây, Hong Kong là một trung tâm tài chính quốc tế cực kỳ quan trọng với Trung Quốc bởi thời điểm đó đồng nhân dân tệ chưa phải là một đồng tiền tự do chuyển đổi". Ngoài ra còn phải kể đến tình trạng Bắc Kinh thiếu vốn và phải tìm các nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài của đại lục thông qua Hương Cảng.

img

Cảnh sát chống bạo động Hong Kong đứng trấn áp người biểu tình.

Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi. Hiện nay, Trung Quốc thừa tiền. Ông Xie nhận xét: "Khi mà đồng nhân dân tệ đã trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi hoàn toàn thì các thương vụ toàn cầu của Trung Quốc sẽ diễn ra ở Thượng Hải thay vì ở Hong Kong như trước đây". Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, tương quan trong quy mô giữa nền kinh tế Hong Kong và Trung Quốc đại lục cũng đang giảm xuống.

img
Một xe buýt dán đầy thông điệp ủng hộ cuộc biểu tình trên đường phố của Hong Kong.

“Vai trò của Hong Kong (là một cửa ngõ thương mại vào Trung Quốc đại lục) giảm dần trong 20 năm qua. Trong khoảng thời gian đó, Hong Kong ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc đại lục về thương mại”, ông Mark Matthews, trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại công ty Julius Baer cho biết. Năm 1997, nền kinh tế Hong Kong tương đương 18% quy mô của nền kinh tế đại lục. Ngày nay, con số này giảm còn 3%. Lượng hàng hóa và dịch vụ mà đại lục sản xuất lớn gấp 30 lần so với Hong Kong.

Theo hãng đánh giá tín nhiệm Fitch, tính đến tháng 6 năm nay, mức độ phụ thuộc về kinh tế của Hong Kong vào Trung Quốc đại lục đã tương đương 314% GDP của vùng lãnh thổ này, so với mức 70% vào năm 2008. Trong đó, 38% tài sản của ngành ngân hàng Hong Kong được đặt ở Trung Quốc đại lục. Du lịch đóng góp khoảng 5% GDP của Hong Kong  thì này có nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng vì biểu tình. 

 Bắc Kinh không dễ "xuống nước"

img

Hàng nghìn người Hong Kong đội mưa đứng dưới đường phố biểu tình đòi dân chủ hôm 30.9.

Dù xét trên bình diện kinh tế, Hong Kong đang ngày kém quan trọng đối với Bắc Kinh nhưng hầu như các chuyên gia đều khẳng định, điều đó không đồng nghĩa với việc Đại lục sẽ để mặc cho người dân xứ Hương Cảng muốn làm gì thì làm. 

 Phát biểu trước các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 30.9, Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình cho biết, chính phủ của ông sẽ “kiên định áp dụng nguyên tắc chỉ đạo một quốc gia, hai chế độ” và sẽ “bảo vệ” sự thịnh vượng và ổn định của Hong Kong.

 


Làn sóng phẫn nộ đang bùng lên khi đoạn clip một cảnh sát Hong Kong chống bạo động phun hơi cay thẳng vào mặt người biểu tình trung niên ở cự ly rất gần.
Những ngày qua, cảnh sát Hong Kong phải sử dụng bình xịt hơi cay, thậm chí dùi cui để đẩy lùi làn sóng hàng chục nghìn người biểu tình rầm rộ ở trung tâm thành phố.

Đoạn clip được quay vào ngày 28.9 mô tả cuộc xung đột giữa cảnh sát với bình xịt hơi cay và đám đông người biểu tình với những chiếc ô làm khiên tự vệ. Khi căng thẳng tạm thời lắng xuống, một người đàn ông trung niên đứng lau đôi mắt và mặt mũi đang cay xè, bỏng rát vì vừa bị trúng hơi cay.

Bất thình lình, một sĩ quan cảnh sát vô cớ chĩa bình xịt hơi cay về phía người biểu tình này và phun thẳng vào mặt ông. Người đàn ông vội vàng quay mặt về phía đám đông người biểu tình hét lên cảnh báo họ.

img Hình ảnh cắt từ clip cảnh sát Hong Kong bắn hơi cay vào thẳng mặt người đàn ông trung niên ở cự ly gần gây phẫn nộ.

 Chiều ngày 1.10, đoạn clip được phát tán trên Facebook và được chia sẻ tới 10.000 lần. Đoạn clip cũng được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội và được mô tả là minh chứng cho sự trấn áp mạnh tay của chính quyền Hong Kong đối với người biểu tình hòa bình.

 

Trong  khi đó, sáng nay, hơn 3.000 người biểu tình tụ tập bên ngoài văn phòng Trưởng đặc khu Hong Kong để yêu cầu ông này từ chức.

Dòng người ùn ùn đổ về lối vào các văn phòng của Trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh, trong khi cảnh sát được trang bị mũ bảo hiểm và khiên chờ phía sau rào chắn.

imgCuộc biểu tình ôn hòa đến nay đã kéo hàng chục nghìn người tràn xuống các quận chính và các đường cao tốc ở Hong Kong. 

Ông Lương, vốn do Bắc Kinh "bổ nhiệm", đã bác bỏ lời yêu cầu từ chức từ phía người biểu tình. Theo Reuters, ông Lương sẽ để cho những cuộc biểu tình kéo dài, tự lắng đi và chỉ can thiệp nếu xảy ra hôi của hay bạo lực.

 

Một nguồn tin thân cận với Trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh cũng tiết lộ, ông Lương sẵn sàng để cho những cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong kéo dài trong nhiều tuần và tự lắng đi.

 

Về phía Bắc Kinh, theo trang tin Duowei của người Trung Quốc ở hải ngoại, có trụ sở tại Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ thị Phó Thủ tướng Uông Dương sẵn sàng đối phó với các cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong.

Duowei cũng cho biết thêm rằng, đích thân ông Tập chọn ông Uông để xử lý phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong, nhất là khi Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh có thể sẽ sớm bị thay thế.

Phó Thủ tướng Uông được xem là người có khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt và ông từng chứng tỏ năng lực của mình trong vụ biểu tình ở Ô Khảm hồi năm 2011. 

Hiện, các đại lý du lịch đã ngừng đưa khách du lịch từ Trung Quốc sang Hong Kong, dù thời gian từ ngày 1 đến ngày 7 tháng này đang là "Tuần lễ vàng", kỳ nghỉ lễ Quốc khánh ở Bắc Kinh. Số du khách đến từ Trung Quốc đại lục chiếm 75% tổng lượng khách tới Hong Kong.

Một số hình ảnh người biểu tình bị phun hơi cay.

img

img

img

img

img

img