Mới đây, Nhật Bản đã thông qua luật phòng vệ tập thể với Mỹ trong trường hợp nước Nhật bị tấn công từ bất kỳ nước nào. Bây giờ Tokyo muốn mở rộng đáng kể quyền này để xóa bỏ các trở ngại đối với việc phái những người lính Nhật Bản sang nước ngoài, dù chỉ riêng trong thành phần các đơn vị quân đội Mỹ. Song, điều đó không làm thay đổi thực tế rằng, theo kết quả Thế chiến II, nước Nhật, đối tượng xâm lược bị bại trận, không được quyền gửi binh lính ra nước ngoài. Điều này được ghi trong Hiến pháp Nhật Bản.
Dẫn đầu phái đoàn Mỹ tại cuộc hội đàm ở Tokyo ngày 8 tháng 10 sẽ là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russell và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương David Shear.
Ở Hàn Quốc gia tăng tâm trạng phản đối xu thế quân sự đang tăng lên trong chính sách đối ngoại của Tokyo, kể cả những nỗ lực rời xa các cam kết mà quân phiệt Nhật phải thực hiện theo quyết định của các quốc gia chiến thắng trong Thế chiến II. Mặt khác, Seoul, với tư cách thành viên liên minh quân sự với Mỹ và Nhật Bản, phải ủng hộ các hành động nhằm củng cố liên kết quân sự của hai nước đồng minh của mình.
Xóa bỏ các hạn chế đối với lực lượng tự vệ Nhật Bản ở nước ngoài sẽ gây ra đợt căng thẳng mới trong quan hệ với Trung Quốc. Chuyên gia Victor Pavlyatenko nói: “Trung Quốc sẽ phản ứng rất gay gắt. Theo Bắc Kinh, việc giải thích Hiến pháp theo cách mới không khác gì việc rời bỏ kết quả cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, tăng cường các khía cạnh quân sự trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Các hành động của Trung Quốc nhằm tăng cường sức mạnh quân sự là phản ứng với hành động của Nhật Bản theo hướng này. Đây không phải là câu trả lời trực tiếp, nhưng, trong một số trường hợp Trung Quốc cho thấy rõ rằng, hành động của họ liên quan đến các hành động khiêu khích của Nhật Bản”.