Cụ thể, trong tài liệu nhắc đến lời chứng thực của hàng loạt người từng bị đại diện chính giới Kiev hoặc tiểu đoàn vũ trang thuộc quân đội Ukraine bắt giữ và giam cầm. Mọi người đã kể về những hình thức ngược đãi, tra tấn, đánh đập, không được trợ giúp y tế và không được ăn uống. Theo tư liệu của Phái đoàn giám sát thuộc Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền, từ giữa tháng 4 đến 25 tháng 8, với cáo buộc nghi ngờ tham gia dân quân ở miền đông Ukraine, đã bắt giữ khoảng 1.000 người. Vào thời điểm hoàn thành báo cáo vẫn còn 52 người bị giam cầm.
Trong bản báo cáo này, Phái đoàn giám sát thuộc Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền kêu gọi nhà chức trách Ukraine thực hiện sự quản lý chặt hơn đối với các nhóm quân của họ.
Kiev thừa nhận đã sử dụng lệnh ngừng bắn để củng cố lực lượng
Kiev chính thức công bố về việc sử dụng lệnh ngừng bắn với lực lượng dân quân tại Donbas.
Các lực lượng vũ trang Ukraine đã được tập hợp lại, hoạt động của các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng được tối ưu hóa, đợt tổng động viên đã hoàn thành. Trong thực tế, chỉ thiếu mức chưa nêu ngày tháng tấn công miền Đông mà thôi. Nhưng chính quyền Kiev không để cho ai hoài nghi trước thực tế rằng Ukraine chuẩn bị cấp tốc để tiếp tục chiến tranh.
Một tháng đã trôi qua kể từ khi bắt đầu lệnh ngừng bắn ở Ukraine, và giờ đây chính quyền Kiev tổng kết việc thực hiện thỏa thuận đó. Hôm 6 tháng 10, cố vấn Tổng thống Ukraine Yuri Lutsenko tuyên bố trên truyền hình Ukraine rằng trong thời gian qua chính phủ đã đưa hàng trăm xe bọc thép và hàng ngàn binh sĩ ra tiền tuyến.
Hôm 5 tháng 10, đại diện Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine Andrei Lysenko cho biết rằng các thiết bị quân sự hư hỏng đã được sửa chữa, các lực lượng quân đội được kiện toàn và đã tổ chức trinh sát sâu hơn.
Trước đó, Tổng thống Poroshenko công khai tuyên bố rằng nền kinh tế Ukraine chuyển sang chế độ quân sự và thỏa thuận ngừng bắn được sử dụng để tăng cường các công trình phòng thủ và nâng cao sức chiến đấu hiệu quả của quân đội.
Trên thực tế, ngay từ đầu rất ít người nuôi ảo tưởng về việc Kiev sẽ nghiêm chỉnh thực hiện thỏa thuận ngừng bắn. Nhưng thông thường người ta giữ bí mật về những điều tương tự đang diễn ra với chính phủ Kiev. Thế mà ở đây, các quan chức cấp cao nhà nước lại lớn tiếng tuyên bố về chuyện vi phạm biên bản ghi nhớ đã được OSCE, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và các trung gian quốc tế phê duyệt. Tổng giám đốc Trung tâm Thông tin chính trị Alexei Mukhin nói:
“Điều tồi tệ mà lực lượng dân quân Donbas quan ngại nhất đã trở thành sự thật. Chính quyền Kiev công khai sử dụng thỏa thuận ngừng bắn không phải để thiết lập một cuộc đối thoại chính trị, mà để tập hợp lực lượng. Rõ ràng là Liên minh châu Âu cần phải lường trước thực tế như vậy, vì họ liên quan với Kiev bằng một số tài liệu chính thức và do đó phải chịu trách nhiệm trước các hành động của Kiev. Động thái tiếp theo của EU cần phải kiên quyết hơn từ trước tới nay".
Trong thực tế, sự trắng trợn của Kiev dần dần bắt đầu khiến cho Brussels không hài lòng. Gần đây, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), có trách nhiệm giám sát quá trình đàm phán giữa Kiev và Donbass, cũng như giám sát việc thực hiện các thỏa thuận ngừng bắn đã cáo buộc quan chức an ninh Ukraine dối trá. Quân đội đã giao cho OSCE các dữ liệu nói rằng dường như tại tỉnh Mariupol lực lượng dân quân được cho là đã nổ súng vào trạm kiểm soát, do đó cán bộ thực thi pháp luật buộc phải nổ súng. Một tình huống tương tự như vậy được sĩ quan Ukraine báo cáo về tình hình ở thành phố Debalcevo thuộc tỉnh Donetsk. Tuy nhiên, sứ mệnh OSCE tại địa bàn đã bác bỏ thông tin của an ninh Ukraine.
Cái chết của nhân viên của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, công dân Thụy Sĩ Laurent Etienne gây ra sự phẫn nộ lớn. Ông đã bị sát hại vào ngày 2 tháng 10 khi quân đội Ukraine pháo kích vào văn phòng sứ mệnh nhân đạo ở trung tâm Donetsk. Tuy nhiên, vụ việc không được đưa ra lên án công khai. Không có lời giải thích rõ ràng của chính quyền Kiev về hoàn cảnh cái chết của đại diện ICRC, không có động thái thực tế nào được tiến hành để tìm kiếm và trừng phạt những kẻ phạm tội. Hơn nữa, như ghi nhận của Bộ Ngoại giao Nga, một số tổ chức quốc tế, bao gồm cả Liên minh châu Âu, khi bình luận các sự kiện trên đã phớt lờ thực tế là văn phòng của ICRC nằm trên lãnh thổ mà lực lượng dân quân kiểm soát và đã bị pháo kích từ phía cơ quan an ninh Ukraine. Điều này sẽ giảm tín nhiệm của các tổ chức đang muốn khẳng định tính khách quan và công bằng, cho phép Kiev ngang nhiên không bị trừng phạt vì tội ác của họ.
Bộ Ngoại giao Ukraine kêu gọi Nga ngăn cản lực lượng dân quân tổ chức bầu cử
Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin kêu gọi các nhà chức trách Nga thuyết phục ban lãnh đạo LC và DNI không tiến hành cuộc bầu cử dự kiến vào đầu tháng 11, Reuters đưa tin.
Ông Klimkin thừa nhận rằng Kiev không thể ngăn cản Đông Ukraine tham gia cuộc bỏ phiếu, dự kiến vào ngày 2 tháng Mười một, nhưng kêu gọi Moscow không công nhận quá trình này và ủng hộ đề xuất của chính quyền Ukraine về việc trao cho khu vực quyền tự trịlớn hơn.
Nói về mối quan hệ với Nga, Ngoại trưởng Klimkin cho rằng Hiệp định liên kết với EU không nên trở thành "bức tường ngăn cách Liên bang Nga với Ukraine".
Bầu cử người đứng đầu DNR và LC dự kiến tổ chức vào 2 tháng 11, nhưng hiện nay đang xem xét vấn đề chuyển ngày bỏ phiếu trong cả hai nước cộng hòa sang ngày 9 tháng 11.