Reuters cho biết với giải thưởng này, Yousafzai là người giành giải Nobel trẻ tuổi nhất từ trước tới nay khi cô mới tròn 17 tuổi.
Thiếu nữ Pakistan Malala Yousafzai, 17 tuổi, người từng bị Taliban bắn vào đầu năm 2012 vì đã đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái, và nhà hoạt động vì quyền trẻ em người Ấn Độ là Kailash Satyarthi.
Ủy ban Nobel của Na Uy cho biết Satyarthi và Yousafzai được trao giải Nobel Hòa bình vì đã đấu tranh không ngừng nghỉ, chống lại những cấm đoán đối với trẻ em và thanh niên, cũng như vì quyền được học hành của tất cả trẻ em.
Thorbjoern Jagland - người đứng đầu Ủy ban Nobel của Na Uy nói: “Ủy ban Nobel coi đây là một điểm quan trọng để cho một người theo đạo Hindu và một người Hồi giáo, một người Ấn Độ và một người Pakistan, cùng tham gia vào một cuộc chiến chung vì giáo dục và chống lại chủ nghĩa cực đoan”.
“Ước tính trên thế giới ngày nay có tới 168 triệu lao động là trẻ em” – ông Jagland nói. “Trong năm 2000, con số này nhiều hơn 78 triệu. Thế giới đang tiến dần tới mục tiêu giảm bớt lao động ở độ tuổi trẻ em”.
Satyarthi, 60 tuổi, là người đứng đầu rất nhiều cuộc biểu tình và tuần hành hòa bình phản đối việc khai thác trẻ em vì mục đích thương mại.
Ông vận động các phong trào chống lại việc sử dụng trẻ em trong lao động và năm 1998, ông sáng lập nên cuộc tuần hành Toàn cầu hàng năm với nội dung tương tự.
Năm 2012, Yousafzai bị một nhóm người đàn ông đeo mặt nạ tấn công trên xe buýt của trường tại thung lũng Swat ở miền tây bắc Pakistan. Vụ tấn công là một sự ‘trừng phạt’ đối với Yousafzai vì đã viết blog trên kênh BBC của Anh, khi một học sinh 11 tuổi tiến hành chiến dịch chống lại các nỗ lực của Taliban nhằm không cho phụ nữ đi học.
Vì không thể trở lại Pakistan sau khi hồi phục, Yousafzai đã sang Anh sinh sống, thành lập nên Quỹ Malala hỗ trợ cho các nhóm ủng hộ giáo dục tại Pakistan, Jordan, Nigeria, Syria và Kenya.