Được biết, vợ chồng anh Quới là nông dân chuyên trồng dưa hấu suốt 16 năm nay. Năm nào cũng vậy, sau khi thu hoạch dưa hấu bán Tết, vợ chồng anh đều dành một cặp dưa tương xứng nhau để lại chưng Tết và sau khi dưa héo thì bổ lấy hạt làm giống cho vụ sau.
“Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, tôi có trồng thêm 3 công dưa hấu giống Hồng Cúc để bán Tết. Sau khi thu hoạch xong gia đình dành vài cặp dưa để chưng. Một cặp dưa được bắt đầu để lên bàn thờ cúng từ ngày 27.12 (âm lịch) cho đến nay.
Trao đổi với Dân Việt, anh Quới cũng khẳng định là không dùng bất kỳ một loại chất bảo quản hay bất kỳ hóa chất nào. Việc chăm sóc cũng không có gì đặc biệt.
“Thông thường thì sau khi chưng Tết khoảng 20 ngày (có lần lâu nhất là 2 tháng) thì dưa có dấu hiệu hư, lỏng ruột, rụng cuống. Khi đó tôi đem bổ lấy hạt làm giống. Riêng trái dưa này đến nay tính ra đã hơn 9 tháng mà vẫn còn tươi nguyên. Khi vỗ vào dưa tôi biết nó đặc ruột chứ không có vấn đề hư thối bên trong” – anh Quới nói.
Trọng lượng trái dưa hiện tại là 7,3kg, còn lúc mới chưng dưa nặng 7,5 kg và chỉ toàn màu vàng (vì là dưa giống Hồng Cúc). Sau vài tháng vỏ dưa chuyển sang điểm xanh và màu xanh ngày một lan rộng
Một điểm lạ nữa là lúc quả dưa mới chưng, chỉ có chu vi đo được 81cm, nhưng hiện nay quả dưa đã “lớn lên” thêm gần 3 cm (hiện đo được là gần 84cm)
“Tôi quyết định để quả dưa này hoài xem nó ra sao” – anh Quới cho biết.
>> NÓNG: Tận ngắm quả dưa lạ ở Đồng Tháp, 9 tháng không hỏng, ngày càng to lên