Ban đầu khi một số cơ sở kinh doanh tại Hàn Quốc mua "đào Nhật" về thay đào xịn thì cũng vấp phải sự dè bỉu. Họ cho rằng như vậy là tiếp tay với một trò bệnh hoạn khi người thật lại đi "quan hệ" với búp bê. Nhưng thực tế lại cho thấy rằng mô hình này giúp các khách sạn nhà nghỉ bình dân ở Hàn Quốc đông khách hơn.
Khi một khách nam vào nghỉ đêm thì nhân viên lễ tân sẽ hỏi là khách có nhu cầu dùng "gối ôm" không. Nếu khách gật đầu thì họ sẽ đưa catalog ra cho khách chọn. Hay dễ dàng hơn là đặt trong phòng của khách những catalog giới thiệu "đào", tức búp bê mà khách sạn đang có. Khách chỉ cần gọi điện xuống phòng lễ tân đọc mã số búp bê là sẽ được đưa đào lên phòng ngay.
Giá mỗi lần thuê búp bê như vậy được tờ Chosun Ilbo tiết lộ khoảng 25.000 won (khoảng 24 USD). Khách thuê xong búp bê thì muốn ôm không rồi ngủ hay tàu nhanh, tàu chậm gì thì cũng 25.000 won. Chỉ cần mỗi đêm một khách thuê búp bê thì mỗi năm búp bê cũng giúp chủ khách sạn nhà nghỉ bình dân kiếm về ít nhất 5-6.000 USD, bằng vốn ban đầu mà họ bỏ ra mua “đào” và từ năm thứ hai là có lãi trong việc kinh doanh “đào”. Tất nhiên cũng có chuyện “đào” bị hành hạ đến mức sứt môi rụng tóc nhưng đã có chế độ bảo hành lo việc này.
Búp bê tình dục được sử dụng để mua vui cho khách. (Ảnh: Intetnet).
Một chủ nhà trọ nói rằng ông hài lòng với đội "đào" nhập khẩu từ Nhật vì trước hết là vẫn có thể phục vụ khách mà không làm trái luật pháp. Thứ hai, nuôi “đào” Nhật thì không bao giờ phải lo chuyện đòi tăng lương, càm ràm rồi đau ốm cả. Mỗi năm ông thường bỏ ra 30.000 USD để nhập “đào” mới vì càng ngày, người Nhật càng chế tạo ra búp bê giống người thật hơn, xinh hơn nên không chịu cập nhật là khách phàn nàn ngay.
Sau mỗi lần khách thuê “đào” xong thì nhiệm vụ của chủ cơ sở chỉ là nhận lại và kiểm tra xem hỏng hóc gì không. Họ sợ nhất là khách dúi thuốc là vào người “đào” và làm hỏng làn da thì coi như hỏng bét. Với những trường hợp đó, khách bị phạt rất nặng để bồi thường việc làm hư "thiết bị" của khách sạn nhà nghỉ. Còn nếu kiểm tra thấy “đào” còn nguyên vẹn thì chủ cơ sở chỉ việc cho người đem các em đi "tắm" mà thật ra là làm vệ sinh để còn sạch sẽ tiếp khách đợt sau.
Khi một khách sạn nhà trọ kinh doanh thành công, đông khách hơn nhờ đội "đào nhập từ Nhật" thì các cơ sở khác cũng phải bắt chước làm theo. Chẳng mấy chốc mà rất nhiều cơ sở tại Gyeonggi đều có nuôi “đào” trong nhà. Thường thì mỗi nhà nghỉ cỡ 20 phòng sẽ nuôi khoảng 4 “đào” nhập từ Nhật. Khi nào cháy hàng thì họ sẽ sang cơ sở bên cạnh thuê lại phục vụ nhu cầu của khách. Các nhà nghỉ cũng chịu khó trao đổi “đào” cho nhau để luôn có hàng mới hút khách. Còn khi “đào” quá tã, hết thời gian bảo hành thì họ có thể quẳng ra sọt rác không chút thương tiếc như "vụ án" kể trên.