Nga phản đối về nguyên tắc việc sử dụng những phương pháp tương tự và cho rằng chúng phản tác dụng trong mọi ngữ nghĩa, ông nói.
Quan hệ giữa Nga và phương Tây đã xấu đi đáng kể do tình hình ở Ukraine. Hồi cuối tháng Bảy, EU và Mỹ từ những biện pháp trừng phạt riêng lẻ chống lại một số cá nhân và công ty đã chuyển sang các biện pháp chống lại cả một số khu vực của nền kinh tế Nga. Đáp lại, Nga hạn chế nhập khẩu hàng thực phẩm từ các nước đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với mình, trong đó có Liên minh châu Âu.
Trong 10 năm qua nền kinh tế của nước Nga đã trở nên vững mạnh hơn, bất chấp các hạn chế để trừng phạt của phương Tây, - người đứng đầu chính quyền điện Kremlin, ông Sergei Ivanov tuyên bố như vậy với các nhà báo bên lề cuộc thảo luận của Câu lạc bộ "Valdai".
"Nga trong 10 năm qua đã trở nên vững mạnh hơn, không chỉ riêng về quân sự, mà cả về kinh tế. Đúng, hiện nay chúng tôi đang gặp vô số khó khăn và thách thức, bao gồm cả những vấn đề do cái gọi là biện pháp trừng phạt chống lại đất nước Nga", ông Ivanov nói.
Theo lời ông, trong 10 năm qua, Liên bang Nga đã gia tăng kinh phí dành cho chăm sóc sức khỏe, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng.
"Cả đế chế Nga, cả Liên Xô đều không đạt thành tựu xây dựng, thí dụ, tuyến cao tốc Chita-Khabarovsk, liên kết Nga bằng một con đường, hay là kiến thiết trang bị cho quần đảo Nam Kuril. Còn bây giờ chúng tôi đủ khả năng làm như vậy, và điều đó cũng gây ra những cảm xúc nhất định của các nước gọi là đối tác của chúng tôi", ông Sergei Ivanov nói thêm.
Mỹ dự định tác động đến các nước châu Á để khuyến khích họ tham gia các biện pháp gây áp lực kinh tế với Nga, trong tương quan những sự kiện xung quanh Ukraine.
Đó là thông báo của Phó Trợ lý thứ nhất của Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách công việc với châu Âu và Á-Âu. Ông Paul Jones hiện đang ở Tokyo và vừa trả lời phỏng vấn của báo doanh nghiệp Nhật Bản Nikkei. Trong vòng một tuần lễ, ông này cũng dự kiến thăm Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo lời ông Paul Jones, "bây giờ điều quan trọng hơn cả là tập hợp đoàn kết cộng đồng quốc tế quanh lập trường của nhóm G7" về vấn đề trừng phạt. Nhà ngoại giao Mỹ cho người ta hiểu rằng, công việc đó đang được xúc tiến trước ngưỡng những hoạt động lớn đa phương sắp tới, trong đó có hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Bắc Kinh (Trung Quốc) và hội nghị thượng đỉnh của nhóm G20 ở Brisbane (Australia).
Như nhà ngoại giao này cho biết, tiêu chí để giảm nhẹ trừng phạt cần phải là thực tế tuân thủ những điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn giữa chính quyền Kiev và dân quân.