Dân Việt

Chủ nhân Lầu Năm Góc khen không tiếc lời quân đội Nga

18/10/2014 10:49 GMT+7
Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cho rằng các quân nhân Mỹ cần sẵn sàng mặt đối mặt với năng lực chiến đấu của quân đội Nga.
Ông tuyên bố điều này trong hội nghị thường niên của Hiệp hội quân đội Mỹ vào thứ Tư, ngày 15.10.

“Những yêu cầu đối với quân đội sẽ phức tạp hơn và đa dạng hơn. Nguy cơ đe dọa từ những kẻ khủng bố và quân nổi dậy sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ phải đối phó với một nước Nga theo chủ nghĩa xét lại đang đứng kề bên ngưỡng cửa NATO, với lực lượng quân đội hiện đại và năng lực chiến đấu của họ", Bộ Quốc phòng Mỹ dẫn lời ông Hagel.

img

Theo ông, quân đội Mỹ sẽ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đương đầu với bất kỳ hình thức đe dọa nào với nền an ninh quốc gia.

“Chúng ta chắc là không biết những xung đột, thử thách hoặc nguy hiểm nào sẽ chờ đợi chúng ta trong 100 năm hoặc thậm chí chỉ sau 10 năm nữa. Chúng ta cũng không thể nói là lịch sử sẽ lặp lại hay tất cả sẽ đi theo một cách mới, tuy nhiên chúng ta phải chuẩn bị các cơ quan của mình sẵn sàng với những sự bất ngờ và không ổn định. Đó chính là trách nhiệm quan trọng nhất của địa vị dẫn đầu", Bộ trưởng tuyên bố.

Nga lập ra hệ thống vũ trụ thống nhất


Nga đang tạo ra hệ thống không gian thống nhất để phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo. Hệ thống này sẽ là một trong những hướng chủ chốt mà lực lượng răn đe hạt nhân Nga chú trọng phát triển. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố như vậy.

Hệ thống mới sẽ thay thế các hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo do Liên Xô sản xuất. Hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa (MAWS) bao gồm hai thành phần - các trạm radar trên mặt đất và nhóm vệ tinh quỹ đạo của hệ thống cảnh báo sớm.

Bây giờ không nói về việc cập nhật hệ thống không gian cũ mà về việc tạo ra hệ thống cảnh báo mới, hiệu quả hơn. Các vệ tinh đầu tiên của hệ thống quỹ đạo tương lai sẽ được phóng vào năm tới.

Trước đây, khả năng của Nga phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo đã bị hạn chế bởi vì các vệ tinh địa tĩnh của Nga không bao quát toàn bộ đại dương thế giới.

Hiện nay, Nga sử dụng các trạm radar để phát hiện các vụ phóng tên lửa. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Xã hội Vladimir Evseev nói: “Tình hình như trước đây là không thể chấp nhận được. Hệ thống không gian mới cho phép phát hiện sớm nhất vụ phóng tên lửa đạn đạo. Nhờ đó có thời gian bổ sung để thông qua quyết định. Thứ hai, hệ thống này hoạt động đồng thời với hệ thống radar, nhờ đó có thể thu thập dữ liệu để xác định quỹ đạo chuyển động của tên lửa đạn đạo. Bây giờ đặt ra nhiệm vụ quy mô lớn hơn”.

img

Ở đây nói không chỉ về việc phát hiện vụ phóng tên lửa mà còn xác định các vụ phóng thử nghiệm. Hiện nay không thể chỉ định hướng vào Mỹ với các bệ phóng lắp trong hầm và ở các khu vực đại dương thế giới nơi có các tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio tuần tra. Cần phải mở rộng khu vực kiểm soát bởi vì có những quốc gia đang phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa với sự hỗ trợ của Mỹ. Tên lửa đạn đạo cũng có thể được phóng từ lãnh thổ các quốc gia đó. Thực tiễn cho thấy rằng, các tên lửa có thể được phóng, ví dụ, từ Israel, với mục đích thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa. Nhật Bản cũng có một hệ thống như vậy, và Hàn Quốc đang phát triển nó. Để thử nghiệm hệ thống như vậy phải có các mục tiêu khác nhau, trong đó có cả tên lửa đạn đạo. Vì thế, rất có thể, Nga sẽ phải theo dõi phần lớn địa cầu. Ông Vladimir Evseev nói:

“Nhưng, điều quan trọng nhất là không chỉ ghi nhận vụ phóng tên lửa đạn đạo (đợt phóng dễ được phát hiện theo ánh lửa tại địa điểm hoạt động), mà còn xác định quỹ đạo chuyển động. Trong trường hợp này có thể xác định: tên lửa vừa mới khởi động có đe dọa nước Nga hay không. Đã ghi nhận mấy trường hợp khi các tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Liên bang Nga ở vùng Viễn Đông. Rõ ràng là, cần phải giám sát các quốc gia đang phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung”.

Dù không có nhiều quốc gia đang phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung, nhưng, cần phải theo dõi lãnh thổ của các nước đó có chú ý đến nguy cơ các tên lửa của họ có thể đe dọa đến lãnh thổ Nga.

Trong thành phần hệ thống không gian thống nhất sẽ có các vệ tinh thế hệ mới, cũng như các trung tâm chỉ huy hiện đại quản lý nhóm vệ tinh, tiếp nhận và xử lý dữ liệu trong chế độ tự động. Cơ sở hạ tầng trên mặt đất của hệ thống này đang được thử nghiệm. Ngoài ra, các chuyên gia đang thử nghiệm vệ tinh thế hệ mới. Theo một số báo cáo, vệ tinh mới mang tên “Tundra” có thể được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm nay. Các vệ tinh mới sẽ chụp đường bay chuyển động không chỉ các loại vũ khí đạn đạo, mà còn các tên lửa chiến thuật, dù tên lửa được phóng từ bất cứ nơi nào.