Dân Việt

Khám phá căn cứ tên lửa thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ

Minh Khánh (theo Business Insider) 10/11/2014 08:02 GMT+7
Căn cứ tên lửa chứa những quả hỏa tiễn chiến lược thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ là Titan 1 nay đã trở thành khu vực hoang tàn.

img

Nhiếp ảnh gia Amy Heiden được tiếp cận và ghi hình tại một trong những căn cứ tên lửa Titan-I vẫn còn nguyên vẹn ở Chico, California, Mỹ. Ảnh: Căn cứ tên lửa nhìn từ bên ngoài.

img

Căn cứ tên lửa này từng một thời được liệt vào hàng tối mật và chứa lượng tên lửa có sức công phá khủng khiếp. Đây là nơi từng chứa những quả hỏa tiễn chiến lược thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ là Titan-I.

img

Căn cứ được xây dựng trên không gian rộng 600 nghìn m3 đất, sử dụng 32.000 m3 bê tông, 300 tấn đường ống, 145 km đường dây cáp. Ảnh: Hệ thống đường hầm phức tạp trong căn cứ.

img

Căn cứ chi tới 40 triệu USD để xây dựng và được đưa vào sử dụng từ tháng 4.1961. Nếu tính theo giá thời điểm hiện nay, nó sẽ rơi vào khoảng 307 triệu USD chi phí xây dựng.

img

Chương trình tên lửa Titan được phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh bởi Mỹ như một biện pháp răn đe đối với các cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô.

img

Titan-I là một trong những tên lửa tiên tiến nhất thời điểm đó. Bên cạnh mục đích quân sự, phát triển tên lửa được coi là tiến bộ công nghệ quan trọng để thúc đẩy chương trình không gian của Mỹ.

img

Ở Mỹ, có nhiều căn cứ ICBM (tên lửa đạn đạo liên lục địa) nằm rải rác trên cả nước trong suốt ba thập kỷ cuối cùng thời Chiến tranh Lạnh. Riêng Titan-I, có sáu căn cứ nằm ở miền Tây nước Mỹ. Mỗi căn cứ có khoảng 3 tên lửa, có thể được phóng đi từ các phòng điều khiển như thế này.

img

Tên lửa Titan-I có chiều cao hơn 30m và nặng khoảng 115 tấn. Titan-I là tên lửa đầu tiên được phóng từ độ sâu 50m dưới lòng đất (ảnh). Chi phí phóng tên lửa không hề rẻ, mất khoảng 1,5 tỉ USD (gần 12 triệu USD ngày nay) để khởi động một tên lửa.

img

Những cánh cửa gió (ảnh) sẽ đóng lại khi bộ phận đánh lửa của tên lửa hoạt động.

img

Khi van lỗ thông hơi bị hỏng hóc, nó có thể khiến tên lửa phát nổ ngay trong hầm, gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

img

Mặt hầm thoát hiểm của căn cứ tên lửa. Nếu nhìn từ bên ngoài, nó chỉ như một dấu chấm nhỏ trên toàn bộ diện tích rộng của căn cứ.

img

Chi phí để xây dựng lại hầm phóng (silo) sau một thử nghiệm tên lửa thất bại tiêu tốn khoảng 20 triệu USD.

img

Năm 1964,  Titan-I dần bị loại bỏ để nhường chỗ cho người kế nhiệm lớn và mạnh hơn là Titan-II. Năm 1965, 4 năm sau khi Titan-I cất cánh bay lần đầu tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara ra lệnh ngưng hoạt động của Titan-I.

img

Hiện căn cứ tên lửa và các hầm phóng (silo) thuộc sở hữu tư nhân, ở trong tình trạng tàn tạ nhanh chóng.