Thông tin trên được ông Toshiyuki Roku, cựu Chỉ huy Lực lượng Phòng không của Nhật Bản tiết lộ trên Tạp chí Military Review của nước này.
Tên lửa R-73, R-77 trang bị trên chiến đấu cơ của Nga.
Theo đó, lí do mà Trung Quốc muốn mua tên lửa từ Nga do các tên lửa nội địa của nước này như PL-12, SD-10A và PL-9C được thiết kế dựa trên công nghệ từ Ukraine vẫn không thể cạnh tranh nổi với Mỹ. Cho nên, Quân đội Giải phóng Nhân Dân Trung Quốc đã nhận ra rằng cần phải có được tên lửa tiên tiến từ Nga để có thể đủ sức khi đối mặt với các đối thủ tiềm năng như Mỹ và Nhật Bản nếu xảy ra tình huống không chiến trong tương lai. Roku cho biết, Trung Quốc đã sẵn sàng mua 1.500 tên lửa R-77 và 3.300 tên lửa R-73 từ Nga.
Trong đó, tên lửa tầm ngắn R-73 được phát triển vào năm 1985 được xem như là một loại tên lửa không đối không mạnh vào hàng bậc nhất trong thời kì chiến tranh lạnh, vượt trội hơn cả tên lửa không đối không AIM-9M do các lực lượng NATO sử dụng từ năm 1982. Còn tên lửa tầm trung R-77 được thiết kế vào năm 1992 có khả năng tương tự với loại tên lửa tầm trung tiên tiến AIM-120 của Mỹ.
Về phía Nhật Bản, Roku cho biết, trước khi nhận các chiến đấu cơ F-35A từ Mỹ, Lực lượng Phòng không của Nhật Bản đã phát triển hoặc mua các tên lửa mới để duy trì khả năng sức mạnh không lực vượt trội của mình trên vùng Biển Hoa Đông. Các tên lửa không đối không hiện có của Nhật Bản thuộc loại AAM-4 tầm ngắn và AAM-5 tầm trung.
Đây là những tên lửa được cho là đã được nâng cấp tại Nhật Bản.
Ngoài ra, vị cựu chỉ huy này cũng cho biết, Trung Quốc đang chú ý tới phát triển loại tên lửa không đối không tầm trung Rạmet.