Một vết cắn từ loài rắn độc bản địa ở Trung Đông, lúc đầu có thể cảm thấy vô hại, nhưng vài ngày sau đó, nó sẽ gây ra một trang thái phổ biến là rối loại đông máu, xuất huyết nặng trên nhiều phần của cơ thể.
Rắn hổ mang đen sa mạc.
“Vết cắn của nó tác hại ngấm ngầm. Một người lính có thể thấy không có đáng lo ngại, nhưng 2 ngày sau, anh ấy sẽ chết”, Tom Hudak, một chuyên gia về rắn ở Rochester, New York, Mỹ cho biết trên hãng tin ABC.
Những con bọ cạp nhỏ dùng cái đuôi chết người chích vào nạn nhân hai lần liên tiếp. Lần đầu tiên sẽ khiến nạn nhân cảm thấy đau đớn nhưng chưa nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng lần chích thứ hai nó sẽ khiến nạn nhân ngạt thở nhanh chóng. Trong khi đó những con rắn màu đen ở sa mạc có thể khiến nạn nhân tê liệt, nghẹt thở đến chết.
Bọ cạp với cái đuôi cong chứa độc chết người.
Những loài động vật nguy hiểm này, theo ABC, sinh sống ẩn nấp rất nhiều ở vùng biên giới Iraq, phía bắc Afghanistan và Pakistan.
Theo một nghiên cứu cách đây 2 năm của Đại học Cấp cứu Y khoa của Mỹ (American College of Emergency Physicians), hàng năm có hơn 100 nghìn người thuộc quân đội và các công nhân dân sự của Mỹ cũng như các lực lượng quân đội quốc tế làm việc ở những vùng có rắn độc sinh sống ở Afghanistan. Nhưng lại không đủ chỉ dẫn và hỗ trợ điều trị kháng độc cho các bệnh viện quân đội ở Afghanistan.
Tờ báo RT tiết lộ rằng, ngay cả khi Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ đồng ý đưa các chất kháng độc hiệu quả tới Afghanistan thì cũng chưa chắc đã hiệu quả. Bởi vì các loại thuốc này thường chỉ đặc trị cho các vết thương do rắn ở Mỹ cắn.
Rắn độc, bọ cạp ám ảnh binh lính trên chiến trường.
Tờ RT cho biết, nếu bị bất kỳ một trong số 13 loài rắn độc nào ở Afhanistan cắn thì một người lính rất khó có thể nhận dạng được đó là loài rắn nào.
Cho nên, từ lâu Mỹ đã có sự phụ thuộc “ngầm” lớn vào những nghiên cứu kháng độc rắn của Iran. Tháng 1.2011, Mỹ đã chi 35.650 USD mua các lọ thuốc kháng độc rắn do Iran sản xuất, để điều trị loài rắn kịch độc Oxus cobra (rắn hổ mang Trung Á).
>> 10 vũ khí khủng của IS khiến Mỹ gặp “ác mộng”
Tom Harkins, một nhà côn trùng học cộng tác với Trung tâm Tăng cường sức khỏe và Y tế dự phòng của quân đội Mỹ, bày tỏ mong muốn có những loại thuốc kháng độc đặc trị và cả quần áo bảo vệ đặc biệt cho binh lính khỏi bị côn trùng cắn.
Để giảm thiểu nguy cơ bị rắn cắn, Tom Harkins cũng khuyên, quân đội nên giữ khu vực lán trại sạch sẽ, loại bỏ các loài gặm nhấm, vì chúng có thể là con mồi thu hút các loài bò sát như rắn tới.