St Bernard là một trong hai con chó được vận chuyển trên máy bay MH17. Ngoài những con vật liệt kê trên, còn có “4 chim bồ câu sống” cũng được liệt kê là một phần hàng hóa của chiếc máy bay gặp nạn.
Sự liệt kê “4 chim bồ câu sống” có thể được hiểu theo 3 khả năng.
Thứ nhất, khả năng chim bồ câu ở đây có thể được xem là thú cưng của hành khách giống như các loài chim khác.
Tại Malaysia, người ta có một xu hướng nuôi những con chim bồ câu thông minh làm vật cưng trong nhà. Thậm chí, còn có một Hiệp hội bồ câu quốc gia Malaysia, và trên trang web của họ có viết: "Những người yêu quý bồ câu giống như anh em một nhà. Tình anh em của họ được gắn kết dựa trên một tình yêu - Đó là tình yêu dành cho chim bồ câu".
Một số hành khách trên chuyến bay MH17 cũng dự định đi du lịch đến Úc, nơi mà chim bồ câu cũng được nuôi làm thú cưng.
Thứ hai, một khả năng khác là ai đó đã liệt kê tên của một loài chim được nuôi làm vật cưng khác nhưng lại nhầm sang tên "chim bồ câu".
Khả năng thứ 3 lý giải nguyên nhân tại sao rất nhiều các hành khách đã đi du lịch đến Malaysia.
Nhà báo Anuradha Raghu, viết trên Reuters rằng nhiều người Hồi giáo đã được trở về nhà để "tham gia lễ hội Eid al-Fitr, lễ kỷ niệm hằng năm lớn nhất của Hồi giáo, đánh dấu sự kết thúc của tháng ăn chay Ramadan, vào ngày 28/7".
Theo cuốn sách "Holidays of the World Cookbook for Students" của Lois Sinaiko Webb, một món ăn gọi là bisteeya "thường được làm từ chim bồ câu. Đây là món ăn bất cứ ai cũng được ăn trong kỳ nghỉ gia đình vào dip lễ hội Eid al-Fitr.
Chim bồ câu cũng là biểu tượng cho hòa bình và tự do trên toàn thế giới, vì vậy, có lẽ mọi người đã lên kế hoạch mang những con chim này về cùng trên chuyến bay để phóng thích chúng trong thời gian lễ hội.
Tuy nhiên thật không may, tất cả các hành khách, phi hành đoàn và các con vật đều đã thiệt mạng hôm 17.7 vừa qua tại Ukraine.