Không dừng lại ở đó, Nga còn “trao tay” các tàu ngầm hiện đại Kilo 877EKM và Kilo 636 đi kèm kho ngư lôi hiện đại hơn cho Trung Quốc. Theo một số nguồn tin, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc ngư lôi chống ngầm cỡ 650mm Type 65, cỡ 533mm Type 53-65, TEST-71MKE và đặc biệt Trung Quốc trở thành khách hàng đầu tiên trên thế giới nhận ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ cỡ 350mm APR-3E từ Nga. Thậm chí còn có nguồn tin khẳng định là Nga cung cấp ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval-E cho Trung Quốc.
Dựa trên các loại ngư lôi mà Nga cung cấp, Trung Quốc thực hiện thủ thuật từ xưa tới nay đó là sao chép toàn bộ. Điển hình, dựa trên mẫu SET-65E, Trung Quốc đã sao chép và phát triển ngư lôi Yu-3 - đây được xem là mẫu ngư lôi nội địa đầu tiên của Trung Quốc; ngư lôi dùng động cơ đẩy khí đầu tiên của Trung Quốc Yu-1 sao chép mẫu Type 53; ngư lôi dẫn đường qua dây đầu tiên của Trung Quốc Yu-5 sao chép mẫu TEST-71.
Trung Quốc nhận nhiều ngư lôi Liên Xô từ những năm 1950.
Theo chuyên gia vũ khí ngư lôi Nga cho biết, từ thời kỳ Liên Xô nước này đã cung cấp lượng lớn ngư lôi hiện đại và công nghệ sản xuất ngư lôi cho Trung Quốc. Cụ thể, việc xuất khẩu ngư lôi Liên Xô bắt đầu từ giữa những năm 1950 chủ yếu cho các nước đồng minh và thân cận như Trung Quốc, Indonesia, Ai Cập, Syria, Bắc Triều Tiên.
Trong đó, các loại ngư lôi mà Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc chủ yếu trang bị cho các tàu ngầm gồm ngư lôi chống ngầm/hạm nổi cỡ 533mm Type 53, ET-46, SAET-50. Ngoài ra, tại thời điểm đó, Liên Xô còn chuyển giao công nghệ sản xuất ngư lôi chống hạm nổi RAT-52 cho Trung Quốc.
Tới giữa những năm 1960, Liên Xô tiếp tục xuất khẩu cho Trung Quốc các loại ngư lôi chống hạm nổi SET-65E. Và tới khi xung đột biên giới Trung – Xô nổ ra thì việc cung cấp ngư lôi cùng nhiều hệ vũ khí khác mới chấm dứt hoàn toàn.
Hiện tại, Trung Quốc hầu như tự chủ toàn bộ công nghệ chế tạo ngư lôi cho tàu ngầm, hạm nổi, máy bay.
Sau khi Liên Xô tan rã, Nga không chỉ nối lại việc tiếp tục xuất khẩu ngư lôi cho Trung Quốc mà còn hợp tác phát triển ngư lôi cỡ 533mm 211TT1 (hoặc gọi ngắn gọn hơn là TT-1). Theo đó, hợp đồng hợp tác nghiên cứu phát triển ngư lôi này giữa Công ty thương mại công nghiệp tàu thủy Trung Quốc và công ty Nga được thực hiện ngày 26/5/1994. Đến năm 1998, sau khi nhà máy Trung Quốc tiến hành thử nghiệm động cơ điện, hai bên lại ký hiệp định thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng trên.
Căn cứ vào hợp đồng này, Nga sẽ cung cấp các bộ phận gồm thân, vỏ, khối nổ, động cơ đẩy. Còn Trung Quốc sẽ sản xuất hệ thống kiểm soát, dẫn đường.
Về lý do tại sao Trung Quốc từ chối thiết bị dẫn đường và hệ thống kiều khiển của Nga, thì hai bên không tiết lô thông tin. Nhưng Cơ quan nghiên cứu Trung ương Thiết bị Vật lý Hải dương Nga chỉ ra, thiết bị điện tử sử dụng cho ngư lôi UFST mà cơ quan nghiên cứu trung ương thiết bị thủy văn Nga chế tạo tồn tại vấn đề thiết bị cũ. Điều này buộc năm 1997, Nga phải tiến hành chế tạo ngư lôi mới, sử dụng hệ thống kiểm soát hợp nhất, nâng cao tính năng kỹ chiến thuật, trọng lượng và kích thước giảm một nửa. Ngư lôi UGST mới này đã tiến hành thử nghiệm thuận lợi cấp quốc gia từ tháng 9/2006 đến tháng 12/2007.
Trở lại với dự án TT-1, không rõ sau cùng dự án này đi tới đâu, nhưng hiện nay người ta có thể dễ dàng phát hiện dấu vết ngư lôi TT-1 trên ngư lôi Yu-6 của Trung Quốc. Có thể là dự án đã không đi đến đâu, sau cùng người Trung Quốc đã sử dụng công nghệ ứng dụng trên TT-1 phát triển Yu-6.