Giả thiết khoa học trên được nhà hải dương học nổi tiếng Karl Banse, giáo sư danh dự tại Đại học Washington, Mỹ công bố trong một bài tạp chí có tiêu đề “Mermaids-their biology, culture, and demise” (Người cá-sinh học, văn hóa và sự truyền tụng) trên tạp chí khoa học the journal Limnology and Oceanography (Tạp chí Thủy vực học và Hải dương học) vào năm 1990. Bài viết này là sự cô động trong một bài phát biểu của giáo sư Banse trong một hội nghị chuyên đề được tổ chức nhân mừng ngày sinh nhật 60 của giáo sư.
Theo giáo sư Banse, từ năm 1758, nhà sinh vật học lừng danh Linnaeus đã thiết lập một nghiên cứu theo phương pháp quan sát giải phẫu về hiện tượng nàng tiên cá nhưng sau đó đã không dám theo đuổi chủ đề này và do vậy chủ đề nàng tiên cá dường như đã bị chôn vùi trong giới khoa học.
Hình loài nhân ngư Siren Indica ở Brazin trong bảo tàng Leyden.
Trong bài viết, nhà hải dương học Banse bắt đầu vắn tắt lại câu chuyện của Linnaeus về nhân ngư bắt nguồn từ một mẫu vật được Linnaeus mô tả tại bảo tàng của Leyden. Đó là một sinh vật có tai lớn và có cổ là những điều hiếm có trong các động vật có vú ở biển. Theo Banse mẫu vật đó có thể là một trong những loài nhân ngư như Sirena Sirena từ Địa Trung Hải, Sirena indica từ vùng biển Caribe, và Sirena erythraea từ vùng Biển Đỏ, biển Ả Rập và các vùng biển Indonesia.
Banse cho rằng, nhân ngư có thể sẽ không cỏ vảy trên nửa dưới của họ như các nghệ sĩ vẫn tưởng tượng vẽ ra. Thay vào đó có khả năng nó sẽ có lớp da sừng giống như con tatu. Thêm vào đó, có thể bên dưới lớp da sừng này sẽ không có lớp mỡ. Điều đó có nghĩa rằng nàng tiên cá chỉ tồn tại ở trong vùng biển nước ấm. Nếu ở những vùng nước lạnh thì chỉ có thể sinh sống ở khu vực viên biển.
Theo huyền thoại, nàng tiên cá thường thu hút, dụ dỗ các thủy thủ bằng một giọng nói “không thể cưỡng lại” rồi ăn thịt ngấu nghiến các thủy thủ. Song Banse không căn cứ y nguyên như vậy mà ông đưa ra cách tiếp cận giải huyền thoại. Ông cho rằng, điều đó có thể là sự phản ánh về một lối sống thủy sinh thực của nàng tiên cá, không có những tiến bộ công nghệ, không có lửa cũng có nghĩa là không có đồ gốm và luyện kim. Trình độ đó có thể phù hợp với giai đoạn đồ đá sớm của loài người và có cuộc sống săn bắt, hái lượm giống như con người ngay ở dưới đại dương.
Mặc dù bài viết của giáo sư Banse sau đó gây ra rất nhiều tranh luận, đã có không ít nhà khoa học bác bỏ giả thiết này. Nhưng chính Banse đã đưa ra cách loại suy logic tạo nên tính khoa học và những tiên đoán gây sự chú ý trong giả thuyết của ông. Đến nay vấn đề có hay không sự tồn tại của nhân ngư vẫn còn là điều bí ẩ