Trang mạng thông tin tổng hợp công nghệ quốc phòng Nga ngày 30.6 cho biết, lực lượng vũ trang Albania cùng toàn bộ cơ sở hạ tầng và cơ cấu quốc gia đa phần đã bị thiêu hủy hoàn toàn trong sự kiện “Tín dụng giả” năm 1997. Albania cùng Moldova và Ukraine trở thành những nước nghèo nhất châu Âu.
Hiện nay lực lượng lục quân nước này bao gồm lữ đoàn phản ứng nhanh và các nhóm tấn công đột kích với trang bị hết sức nghèo nàn và lạc hậu. Ngoài việc không được trang bị vũ khí xe bọc thép Mỹ, các loại vũ khí xuất xứ khác hầu hết đều quá cũ, hoàn toàn mất khả năng tác chiến.
Lục quân Albania có 3 xe tăng Type 59 Trung Quốc, được nghiên cứu chế tạo trên cơ sở xe tăng T-55 của Nga, 6 xe bọc thép chở quân Type 63 Trung Quốc, 8 xe bọc thép Mỹ. Ngoài ra, 18 khẩu lựu pháo 152mm Type 66, 81 hệ thống pháo hỏa tiễn 82mm và 43 pháo cao xạ đều của Trung Quốc.
Không quân nước này có 45 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ cũ mua của Bắc Kinh, gồm 35 chiếc J-6 và 10 chiếc J-7, sản xuất dựa trên nguyên mẫu MiG-19 và MiG-21, theo công nghệ thập niên 60 của thế kỷ trước. Ngoài ra, họ còn có 11 chiếc máy bay vận tải Y-5 và 6 trực thăng vũ trang Z-5 cũng là “hàng Tàu”.
Những vũ khí này chỉ nằm trong biên chế các quân, binh chủng mang tính hình thức, chứ không còn khả năng tác chiến. Chỉ có duy nhất hệ thống tên lửa phòng không Hồng Kỳ - 2 (HQ-2) là có khả năng tác chiến tương đối.
Hải quân Albania còn có một vài tàu tuần tiễu lớp Thượng Hải của Trung Quốc là có thể ra biển được. Đồng thời, họ còn có 20-30 tàu tuần tiễu hoặc tàu nhỏ có trang bị súng máy, thậm chí không có vũ khí gì do phương Tây chế tạo.
Hiện nay, quân đội Albania bị đánh giá là quá yếu so với đang phát triển, chứ không nói là so với các nước phát triển. Hiện trạng yếu kém này đặt ra cho quân đội Albania những yêu cầu cầu bách phải loại biên toàn bộ các vũ khí cũ của Trung Quốc và mua sắm, hiện đại hóa trang bị tác chiến chủ lực.
Được biêt Albania, quốc gia nhỏ bé nằm ở Nam Âu đã trải qua rất nhiều biến cố lớn. Thời điểm 1990-1992, chính phủ do Đảng Cộng sản Albania lãnh đạo là một trong những chính phủ đầu tiên thuộc khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu chấm dứt cầm quyền, kéo theo sự sụp đổ của toàn khối này.
Tưởng rằng từ đây, Albania sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn, với hình thức dân chủ kiểu phương Tây trong chính trị lẫn kinh tế. Tuy nhiên nước này liên tiếp gặp nhiều sóng gió với những cuộc bầu cử đầy rẫy gian lận và bạo động. Những người thuộc lực lượng dân chủ thân phương Tây cầm quyền trong giai đoạn 1992 - 1997 đã đưa Albania tới một cuộc khủng hoảng mới.
Đó là cuộc khủng hoảng tín dụng kiểu kim tự tháp, còn gọi là khủng hoảng “Tín dụng giả” sau khi nước này bị IMF buộc tự do hóa hoạt động ngân hàng khiến người dân nước này mất 2 tỷ USD (80% GDP) vào tay một số kẻ đứng đầu mô hình kim tự tháp, gây ra những khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và bất ổn xã hội. Khiến Albania chỉ còn là một “cái xác rỗng” và cho đến nay vẫn không gượng dậy được.