Được bắt đầu nghiên cứu từ năm 1967, pháo tự hành 2S3 Akatsiya (có nghĩa là hoa phượng trắng) được phương Tây coi như một sự đáp trả của Liên Xô với pháo tự hành M109 của Mỹ.
Kíp lái và xe pháo tự hành SU-152 thuộc Lữ đoàn Pháo binh 45 trước giờ hành quân. |
2S3 Akatsiya sử dụng chung loại khung gầm với hệ thống tên lửa phòng không tự hành 2K11 Krug (NATO định danh là SA-4 Ganef). Thân xe dài 6,97m, rộng 3,25m và cao 2,62m, nặng 27,5 tấn, kíp lái 4 người.
Pháo tự hành 2S3 được trang bị kiểu pháo D-22 152mm, một phiên bản của pháo xe kéo D-20, với chiều dài gấp 27 lần cỡ nòng. Dù được trang bị hệ thống hỗ trợ nạp đạn, song tốc độ bắn tối đa của 2S3 Akatsiya chỉ ở mức khoảng 3-4 phát/phút.
2S3 của Quân đội Nga sẵn sàng khai hỏa. |
Các phiên bản 2S3 hiện đại hóa có thể bắn được đạn pháo có điều khiển Krasnopol. Tầm bắn tối đa của 2S3 Akatsiya là 17,4km, khi bắn trực xạ diệt công sự địch là 4km.
Ngoài pháo chính, kíp lái của 2S3 Akatsiya còn có thể tự vệ bằng súng máy 7,62mm gắn trên nóc xe.
Về khả năng phòng ngự, giáp của 2S3 khá mỏng, chỉ khoảng 15-20mm đủ để chống vũ khí hạng nhẹ, mảnh đạn pháo. Xe cũng được trang bị hệ thống chống vũ khí sinh hóa xạ (NBC), hệ thống chữa cháy tự động để bảo vệ kíp chiến đấu.