“Những con ruồi giấm đã trải qua chuyến bay khá tốt, tăng trưởng và lớn lên nhưng thật không may tất cả tắc kè đã bị chết”, Roscosmos nói trên hãng thông tấn Itar-tass ngày 1.9.
Tất cả tắc kè đã chết sau chuyến bay dài trên vũ trụ. Ảnh: Itar-tass
Được biết, ngày 19.7, tàu vũ trụ vệ tinh Phonton-M4 của Nga đã được phóng lên không gian từ trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Con tàu đã mang theo rất nhiều loài sinh vật để nghiên cứu những biến đổi sinh học trong môi trường không trọng lực và có bức xạ vũ trụ.
Những loài sinh vật đó gồm có tắc kè, trứng tằm, các hạt cây khô, ruồi giấm và nấm. Trong đó các con tắc kè là một phần thí nghiệm sinh học do Viện Nghiên cứu các vấn đề Sinh Y học của Nga tiến hành để xem xét xem không trọng lực có ảnh hưởng gì tới quá trình giao phối của chúng.
Tắc kè trong khoang chứa tàu vũ trụ trước khi được phóng lên không gian.
Trong chuyến bay kéo dài hàng chục ngày, tàu vũ trụ Phonton-M4 do Trung tâm Vũ trụ và Tên lửa Tiến bộ thiết kế để phục vụ nghiên cứu và thí nghiệm trong môi trường không trọng lực, sinh học và công nghệ sinh học không gian, bao gồm cả sự ảnh hưởng của không gian bên ngoài đối với các sinh vật sống được đưa lên.
>> Hé lộ loại tàu tuần tra Ukraine trúng đạn pháo quân ly khai
Trước đó, tàu vũ trụ vệ tinh nghiên cứu như vậy đã được phóng lần đầu vào năm 1985 và hoạt động trong suốt 13 ngày. Vào năm 2005, tàu vũ trụ vệ tinh Photon-M2 đã mang theo 20 chương trình nghiên cứu của Nga và Châu Âu lên thực nghiệm trên không gian. Đến năm 2007, tàu Photon-M3 đã thực hiện 45 thí nghiệm như vậy của Nga và các đối tác nước ngoài.