Trung Quốc xua máy bay J-11BH đánh chặn P-8A của Mỹ có thể do nước này lại muốn “bắt” P-8A để khai thác thông tin và công nghệ cũng giống như sự kiện trước đây Trung Quốc từng buộc máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ phải hạ cánh xuống đảo Hải Nam vào năm 2001.
Đó những nhận định của chuyên gia Richard D Fisher Jr tại Washington DC trong bài phân tích được đăng tải trực tuyến trên Tạp chí quốc phòng Jane’s Defense Weekly hôm 26.8.
Theo Richard D Fisher Jr, việc Trung Quốc đánh chặn máy bay P-8A của Mỹ ngày 19.8 gợi nhớ lại sự cố ngày 1.4.2001 khi một máy bay chiến đấu Shenyang J-8II của quân lực Trung Quốc va chạm với một máy bay trinh sát điện tử USN Lockheed EP-3 của Mỹ cách đảo Hải Nam 70 dặm (112 km).
Máy bay săn ngầm hàng khủng của Mỹ P-8A.
Kết quả chiến đấu cơ và phi công Trung Quốc mất tích, máy bay EP-3 bị phá hỏng và buộc phải hạ cánh xuống căn cứ không quân Lingshui ở đảo Hải Nam. Tại đó, phi hành đoàn của EP-3 cũng bị tạm giữ trong suốt 10 ngày.
Đặc biệt, Richard D Fisher Jr tiết lộ rằng, EP-3 đã bị Trung Quốc tháo dỡ và khai thác thông tin tình báo trước khi chiếc máy bay có thể quay trở lại Mỹ vào ngày 3.7.2011 trên một chiếc máy bay vận tải Antonov An-124.
>> Iraq nhận “sát thủ săn đêm” tối tân từ Nga để diệt ISIS
Điều đáng nói ở chỗ, sau 13 năm sự kiện trên đã cho phép Trung Quốc chứng tỏ những khả năng mới đã được cải thiện. Đó không chỉ là chiếc chiến đấu cơ J-11BH mới mà còn là cả hệ thống radar tầm xa ngoại biên mới (OTH) đã được đặt ở đảo Hải Nam.
Đồng thời hệ thống kiểm soát và cảnh báo không khí mới KJ-200 (AEW&C) cũng được chế tạo, cho phép Trung Quốc có thể tiến hành các hoạt động chiến đấu và phòng thủ trên không tốt hơn ở vùng biển Hoa Nam.
Chiến đấu cơ J-11BH của Trung Quốc trong cuộc đối đầu với P-8A. Ảnh: Jane's Defense Weekly.
Trong khi chính quyền Washington có thể sẽ tiếp tục tiến hành nhiều cuộc tuần tra của P-8A trong khu vực mà Mỹ phản đối Trung Quốc xây dựng các căn cứ mới ở đảo thuộc Biển Đông. Trái lại, tuyên bố ngày 23-24.8 của Trung Quốc cũng cho rằng, nước này có thể sẽ tiếp tục đánh chặn các máy bay của Mỹ. Điều đó có thể dẫn đến những sự cố mới.
Trong bối cảnh đó, Richard D Fisher Jr cho rằng, có thể Trung Quốc cũng đang bị cám dỗ muốn đẩy tới cuộc va chạm để “bắt giữ” máy bay P-8A. Vì điều này có thể hỗ trợ sự phát triển một phiên bản máy bay tuần tra và chống ngầm như chiếc máy bay C919 hai động cơ trong tương lai của Trung Quốc.
>> Lữ đoàn Sói của Ukraine mất trắng xe tăng hiện đại nhất
Bài phân tích cũng mường tượng ra kịch bản nếu một vụ va chạm xảy ra, mặc dù P-8A có khả năng bay cao và nhanh hơn nhưng sẽ có ít cơ hội sống sót hơn so với loại máy bay 4 động cơ bay chậm hơn như P-3C hay EP-3.
Nhưng bài học từ sự cố năm 2001 có thể khiến phi hành đoàn sẽ lao P-8A xuống nước sâu hơn là hạ cánh xuống đất liền. Điều đó sẽ dẫn tới “cuộc đua” tìm kiếm trục vớt xác P-8A của cả Mỹ và Trung Quốc.
Hiện tại Mỹ cũng chưa phải đã có lợi thế vị trí địa lý thuận lợi cho các chuyến bay P-8A. Bên cạnh sự hỗ trợ của tàu sân bay và căn cứ quân sự ở Nhật Bản, trong tương lai Mỹ sẽ xúc tiến các cơ sở đồn trú ở Philippines để các chiến đấu cơ hỗ trợ máy bay tuần tra tốt hơn. Trung Quốc xua máy bay J-11BH đánh chặn P-8A của Mỹ có thể do nước này lại muốn “bắt” P-8A để khai thác thông tin và công nghệ cũng giống như sự kiện trước đây Trung Quốc từng buộc máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ phải hạ cánh xuống đảo Hải Nam vào năm 2001.