Trưởng ban quản lý hàng không vũ trụ Nga-Ấn Độ, ông Mishra cho biết, dự án phiên bản mimi của tên lửa chống hạm BrahMos sẽ do Công ty chế tạo cơ khí Nga và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ cùng phát triển, vụ phóng tên lửa đầu tiên dự kiến sẽ được tiến hành vào năm 2017.
Tên lửa chống hạm BrahMos.
Nguồn tin cho biết, hai bên sẽ tiến hành nghiên cứu phát triển ba biến thể của tên lửa BrahMos, gồm trên biển, trên đất liền và trên không. Nó sẽ bảo lưu các đặc điểm chiến đấu của phiên bản trước đó nhưng trọng lượng và kích thước sẽ được thu gọn hơn.
Tổng giám đốc Công ty chế tạo cơ khí Nga, Kiến trúc sư trưởng Alexander Leonov nói “Trên thực tế đây là loại tên lửa tên lửa mới, sẽ thu gọn 1,3 lần so với phiên bản đầu tiên, để chúng ta có thể trang bị loại tên lửa này trên các máy bay chiến đấu hoặc phóng bằng ống phóng ngư lôi của các tàu ngầm.
Dự án tên lửa BrahMos là một trong những dự án hợp tác thương mại thành công nhất của Nga và Ấn Độ. Lý do loại tên lửa này được ưa chuộng là vì nó có thể phóng từ đất liền, dưới biển, trên biển và trên không). Nó hiện vẫn đang được thử nghiệm phóng từ máy bay Su-30MKI, tuy nhiên việc phóng từ tàu ngầm thì cần trang bị bệ phóng thẳng đứng. Ban đầu Ấn Độ hy vọng có thể trang bị 3 quả tên lửa trên máy bay Su-30MKI, nhưng do trọng lượng của BrahMos khoảng 2,5 tấn nên chỉ có thể trang bị 1 quả tên lửa loại này.
Các nhà thiết kế tin rằng, tên lửa BrahMos mini sẽ không gặp phải vấn đề như vậy. Trọng lượng của một phiên bản mini sẽ thấp hơn 2 tấn, trong khi hệ thống động lực điện sẽ không thay đổi. Theo dự tính ban đầu, tên lửa BrahMos mini sẽ đạt chiều dài 6 m và đường kính 0,5 mét. Nó sẽ làm tăng tốc độ gấp 3,5 lần tốc độ âm thanh, mang đầu đạn nặng tới 300 kg, tầm bắn tối đa 290 km.
Theo tính toán, một máy bay Su-30MKI có thể mang tới ba quả tên lửa BrahMos mini, máy bay MiG-29K/ KUB có thể mang theo 2 quả, các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Ấn Độ như T-50FGFA có thể mang 2 quả tên lửa loại mini. Loại tên lửa BrahMos mới sẽ được tích hợp trên máy bay chống nhầm IL-38SD của Ấn Độ, đồng thời được phóng từ bệ phóng ngư lôi 533 mm của tàu ngầm. Hiện nay hải quân Ấn Độ có một số tàu ngầm do Nga sản xuất có thể đáp ứng yêu cầu trên.
Không quân Ấn Độ hiện sở hữu 350 chiếc máy bay Su-30MKI. Theo kế hoạch hàng không của Ấn Độ thì tên lửa BrahMos sẽ được trang bị cho từ 2-3 tiểu đoàn Hàng không, bước đầu sẽ được trang bị cho gần 40 máy bay, trong đó có hai chiếc nguyên mẫu của Su-30MKI. Ngoài ra, Ấn Độ sẽ triển kha cho các máy bay MiG-29K/KUB trên tàu sân bay của nước này.
Nguồn tin cho biết, việc Ấn Độ tăng cường đẩy mạnh hiện đại hóa trang bị là do đối thủ chiến lược trong khu vực – Trung Quốc. Năm 2015 Trung Quốc sẽ có tàu sân bay nội địa tiếp theo đưa vào biên chế trang bị của Hải quân, tới năm 2020 sẽ tiếp tục đóng thêm 2 tàu sân bay khác.
Phía quân đội Ấn Độ ước tính rằng, phiên bản mini của tên lửa BrahMos sẽ cho phép một số lượng lớn các máy bay chiến đấu có thể được trang bị tên lửa chống hạm mạnh mẽ, từ đó có thể tạo áp lực đối vớisự phát triển của lực lượng hải quân Trung Quốc. Trước đây, Liên Xô cũng đã triển khai các tàu ngầm hạt nhân tấn công được trang bị tên lửa hành trình để “tiêu diệt’ lợi thế của tàu sân bay Mỹ.
Ông Alexander Leonov cho biết, tên lửa BrahMos mini sẽ có triển vọng xuất khẩu tốt. Ngoài Nga và Ấn Độ, trên thế giới không một quốc gia nào sản xuất tên lửa hành trình siêu âm, do đó thiết bị mới sẽ có thể sở hữu thị trường thiết bị hàng không rộng lớn.