Dân Việt

Thực hư chuyện ăn thịt rắn bị thần xà 9 đầu trả thù ở Việt Nam

Minh Nhân (tổng hợp) 22/08/2014 12:51 GMT+7
Câu chuyện về một người ở Sóc Trăng sau khi ăn thịt rắn đã mắc chứng biến dạng cơ thể khó hiểu. Trong khi chưa rõ thực hư thế nào nhiều người còn rỉ tai rằng đó là chứng “người hóa rắn” do bị thần rắn Nagar có chín đầu “trả thù”. Liệu rằng trường hợp này mắc bệnh lạ do ăn thịt rắn bị rắn trả thù hay do bị ngộ độc khi ăn thịt rắn, hay thực chất là bị một căn bệnh quái ác nào đó gây ra chứ chẳng liên quan gì tới rắn?

Theo trang Discovery, ăn thịt rắn theo quan niệm của nhiều nước Châu Á được cho là đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thịt rắn mang ít hàm lượng chất béo, rượu ngâm rắn còn được tin có thể giúp ngăn rụng tóc, cải thiện vấn đề đời sống tình dục.

img Anh Sang với căn bệnh lạ khiến cơ thể “hóa rắn” khủng khiếp sau khi ăn thịt rắn. Nguồn: Gia đình và Xã hội

Theo các chuyên gia về rắn và y học cho biết, nọc độc của rắn chỉ nguy hiểm khi nó truyền vào máu người. Cho nên hầu hết các loại rắn đểu có thể an toàn khi ăn thịt. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ động vật nào khác, thịt rắn vẫn có thể gây ngộ độc nếu nó được chế biến không đúng cách hoặc thịt rắn đã bị nhiễm độc.

Đáng chú ý trong quá trình nấu thịt rắn, tránh sử dụng phần đầu rắn. Vì đây là nơi các tuyến độc của rắn thường được lưu trữ. Hơn nữa khi làm rắn bằng tay, trước lúc ăn cần phải rửa sạch tay. Đồng thời nấu rắn cần phải đạt tới nhiệt độ tối thiểu cũng phải khoảng 144 độ F (hơn 62 độ C) để diệt khuẩn. Đối với những con rắn bắt được trong tự nhiên thì quá trình chế biến càng cần phải lưu ý hơn.

>> Vì sao rắn độc hay “mai phục” cắn người ở miền Tây? 

Nguy cơ thịt rắn nhiễm độc ngoài ký sinh trùng gây ra còn có thể do chuỗi thức ăn của rắn hình thành nên. Tháng 9.2010, 13 người ăn thịt rắn ở một nhà hàng tại Trung Quốc đã phải nhập viện trong tình trạng tăng huyết áp, nhức đầu, tức ngực và tim đập mạnh như đánh trồng trong ngực, run rẩy. Sau đó các bác sĩ đã xác định ra nhóm người này ăn phải thịt rắn nhiễm độc clenbuterol, do loại rắn này được chăn bằng ếch nuôi bằng thức ăn chứa chất clenbuterol.

img Quá trình chế biến thịt rắn không cẩn thận có thể sẽ bị ngộ độc. Ảnh minh họa

Ngoài ra, việc chế biến không cẩn thận cũng dễ làm cho chất độc của rắn đi vào cơ thể. Tuy nhiên, thông thường chất độc này không hề gây ra tác hại gì trong đường tiêu hóa trừ khi miệng và dạ dày bị tổn thương từ trước. Một số loài rắn như rắn Keelback và rắn Garter cũng được các nhà khoa học khuyến cáo không nên ăn. Mặc dù chúng là những loài rắn không có nọc độc nhưng lại có khả năng tổng hợp chất độc từ nguồn thức ăn của chúng.

>> Gặp dị nhân bị rắn hổ mang chúa kịch độc cắn... cụt hết ngón tay 

Trở lại câu chuyện người hóa rắn ở Sóc Trăng, theo Báo Gia đình và Xã hội, anh Lâm Văn Sang (sinh năm 1986) ở ấp Vĩnh Thành B, xã Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, cách đây 9 năm về trước sau khi ăn thịt rắn đã nảy sinh một chứng bệnh lạ biến dạng toàn tân, chân tay co quắp, người mọc vảy như rắn và tiếng nói thì khò khè trong miệng.

img  Hai bố con ông Nhi có da như da rắn, nứt nẻ, lột quanh năm.

Nhưng cho đến nay, trong điều kiện chữa trị của gia đình, anh Sang vẫn chưa được chẩn đoán chính xác căn nguyên gây ra chứng bệnh lạ đó sau khi ăn thịt rắn là do thịt rắn gây ra hay do một căn bệnh quái ác nào đó đã âm thầm trong cơ thể từ trước đó.

Trong lúc chưa tìm ra lời giải thỏa đáng từ khoa học, nhiều người duy tâm lại cho rằng, anh Sang bị thần rắn Nagar của người Khơmer, một loài rắn hổ mang có chín đầu trả thù.

 

>> BỆNH LẠ: Hai cha con "người rắn" ở Quảng Nam 

Tuy nhiên, khác với anh Sang ở Sóc Trăng, anh Nguyễn Đình Nhi và con trai Nguyễn Đình Vương (trú xã Tam Anh Bắc, Núi Thành, Quảng Nam) cũng được cho là đang phải chịu chứng bệnh kỳ lạ “hóa rắn” với bàn tay co quắp, toàn thân nổi lớp da như vảy rắn và chảy máu, nhưng cả hai người này đều không ăn thịt rắn. Đây được cho là một trong những chứng bệnh lạ mà đến nay khoa học có thể chưa có sự giải thích, nghiên cứu cặn kẽ.