Đó chính là nhà máy sản xuất tên lửa Alabama của hãng chế tạo Raytheon. Nơi đây mới bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2012 với 50 nhân viên cùng hệ thống sản xuất tự động hóa tiên tiến. Nhà máy này là nơi chuyên sản xuất các tên lửa SM-3 và SM-6, với công suất từ 12-14 quả tên lửa mỗi tháng.
Trong đó tên lửa SM-3 thuộc loại tên lửa đánh chặn các tên lửa đạn đạo. Còn SM-6 được thiết kế để bắn rơi máy bay và các tên lửa hành trình, tấn công các tàu biển và các mục tiêu ở trên đất liền. Cả hai tên lửa này sẽ được triển khai cho các chiến hạm của Hải quân Mỹ.
Theo chia sẻ của Giám đốc điều hành Công ty Raytheon cho biết, sau khi được các kỹ sư lắp ráp, những con robot sẽ di chuyển các tên lửa dọc theo một dây chuyền lắp ráp đến điểm trượt vào thùng thép để đưa lên các xe tải vận chuyển tới các căn cứ Hải quân Mỹ cài đặt cho các chiến hạm.
>> Tại sao quân đội Mỹ “thèm khát” trực thăng Nga?
Điều lưu ý trong suốt quá trình này, con người hoàn toàn không phải đụng tay vào mà chỉ điều khiển, từ đó có thể giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra tai nạn trong quá trình sản xuất.
Theo Raytheon, SM-3 là một loại tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo duy nhất trên thế giới hiện nay có thể triển khai cả ở trên mặt đất và trên biển. Tên lửa đã được hải quân Mỹ triển khai để ngăn chặn sự đe dọa của các tên lửa đạn đạo tầm ngắn đến tầm trung. Lực đánh chặn của nó không khác gì cú va chạm của một chiếc xe tải 10 tấn đang di chuyển với tốc độ 600 mph.
Được biết, SM-3 dành cho đánh chặn trên các cơ sở đất liền sẽ được Mỹ triển khai tới vùng Romania tham gia vào chương trình mà Chính quyền Obama gọi là “Giai đoạn tiếp cận thích ứng” dành cho hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu.
>> Nga đạt bước tiến lớn trong việc xuất khẩu S-400
Trong khi đó, SM-6 thuộc loại tên lửa đánh chặn thông minh. Nó được gắn kèm các tàu khu trục để có thể chống lại các máy bay cánh xoay hoặc cánh cố định, các máy bay không người lái, và chống lại các tên lửa hành trình đang bay cả ở trên biển và trên đất liền.