Dân Việt

15 thương vụ M&A hàng tiêu dùng, du lịch đình đám nhất 2013 - 2014

10/12/2014 12:30 GMT+7
Đằng sau mỗi thương vụ mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A), không nhiều thông tin được công bố rộng rãi ra với truyền thông...

BizLIVE và Nhóm nghiên cứu MAF công bố những thông tin liên quan đến 15 thương vụ M&A nổi bật trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng, nông nghiệp, du lịch...

Vinamilk – Driftwoods

Năm 2013, Công ty cổ phần sữa Việt Nam-Vinamilk (VNM) công bố thông tin nhận được giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài về việc chi 7 triệu USD mua lại 70% cổ phần của công ty Driftwood Dairy tại bang California, Hoa Kỳ.

img

Driftwood Dairy là công ty chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa đậu nành, kem sữa…), nước hoa quả và đồ ăn nhẹ… Các sản phẩm được phân phối tại thị trường California và có thể được xuất khẩu.

BJC - FamilyMart

Trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, BJC đã mua lại chuỗi cửa hàng Family Mart. Việc mua lại này được tiến hành thông qua công ty liên doanh Thai Corporation International (TCI), được góp vốn từ tập đoàn Berli Jucker Plc (BJC) của tỷ phú Charoen và Mongkol Group (Thái Lan).

img

Cửa hàng FamilyMart tại TP.HCM đã được đổi tên thành B’s mart (B là ký tự đầu tiên của tập đoàn BJC).

Masan – Nước khoáng Vĩnh Hảo

Tháng 2.2013, Masan Consumer đã chi khoảng 171 tỷ đồng mua lại 24,9% cổ phần trong công ty nước khoáng Vĩnh Hảo. Với mục tiêu thâu tóm toàn bộ Vĩnh Hảo, vào đầu tháng 4 vừa qua, Masan Consumer tiếp tục mua thêm 3,13 triệu cổ phần của Vĩnh Hảo, tăng tỷ lệ nắm giữ lên gần 62%.

img

Vĩnh Hảo – Công ty Krongpha
Công ty CP Nước khoáng Vĩnh Hảo mua Công ty CP Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Krôngpha (Kronfa). Công ty đầu tư mua tối đa 100% cổ phần Krôngpha từ các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp này. Tổng giá trị đầu tư tối đa là 50 tỷ đồng.
img
Sau đó, Nước khoáng Vĩnh Hảo đã gây bất ngờ cho thị trường khi cho biết lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2013 đạt 223 tỷ đồng, tăng gấp 17 lần so với năm trước.

PAN PACIFIC – huy động vốn đầu tư vào NSC và SSC

img
Trong 2013 và 2014, PAN tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại 2 công ty giống cây trồng hàng đầu là NSC và SSC.

 

PAN PACIFIC và Aquatex Bến Tre

img
Tháng 5.2013, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (Aquatex Bentre) - một doanh nghiệp chuyên chế biến và kinh doanh thủy sản, đã chính thức trở thành công ty con của PAN. 

PAN PACIFIC và LAFOOCO

Tiếp tục chiến lược đầu tư vào nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp, PAN công bố thông tin giao dịch cổ phiếu LAF của Công ty Chế biến hàng xuất khẩu Long An (Lafooco).

img
Theo đó, PAN đã bỏ ra gần 34 tỷ đồng mua 3.391.757 cổ phiếu LAF bằng phương thức thỏa thuận vào ngày 11.6.2014. Sau giao dịch, PAN chính thức trở thành cổ đông sở hữu 23,03% vốn điều lệ đồng thời là công ty liên kết của Lafooco. 

 

FIT – TSC Cần Thơ

7.2014, Công ty CP Đầu tư F.I.T (mã FIT) đà hoàn tất việc góp vốn đầu tư vào Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TSC). Việc góp vốn đầu tư đã được HĐQT F.I.T thông qua ngày 21.07.2014 với hình thức mua 7,5 triệu cổ phần TSC phát hành riêng lẻ.

imgTổng giá trị đợt góp vốn là 75 tỷ đồng đã đưa F.I.T chính thức trở thành cổ đông lớn của TSC.

Viettel – Xi măng Cẩm phả

Vinaconex đã bán 140 triệu cổ phần của Xi măng Cẩm Phả cho Viettel (138 triệu cổ phiếu) và công ty TNHH TM&XNK Viettel (2 triệu cổ phiếu).

img
 Sau thương vụ này Viettel sẽ nắm 70% vốn của Xi măng Cẩm phả và kế thừa toàn bộ các nghĩa vụ nợ của nhà máy xi măng này.

REE – Thủy điện Thác Bà

Theo đó, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) đã hoàn tất việc mua vào 9,2 triệu cổ phiếu TBC bằng giao dịch thỏa thuận, từ 15.5 đến 19.5.2014. Hiện tại, REE nắm giữ trên 24,4 triệu cổ phiếu TBC, tương đương 38,46% số lượng cổ phiếu lưu hành của TBC.

img
Mua thêm 9,2 triệu cổ phiếu, Cơ điện lạnh chính thức vượt qua Genco 3 để trở thành cổ đông lớn nhất của Thủy điện Thác Bà.
 

Thiên Minh Travel mua lại Hàng không Hải Âu

Tập đoàn Thiên Minh (TMG) đã mua lại 89% cổ phần Hãng hàng không tư nhân Hải Âu với giá trị gần 54 tỉ đồng.

img
Hãng hàng không Hải Âu sẽ kinh doanh các loại thủy phi cơ (có thể đáp trên bờ và dưới nước) có 12 chỗ ngồi cho các chặng bay ngắn: TP.HCM - Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu), Hà Nội - Hạ Long.

Giấy Sài gòn và U&I mua lại cổ phần của Daio Paper

Công ty CP Giấy Sài Gòn (SGP) cho biết đã hoàn tất việc mua lại toàn bộ cổ phần của Tập đoàn giấy Daio Paper Corporation (Nhật) - đối tác đã đầu tư vào SGP từ tháng 4-2011 đến tháng 8-2013.

Trước thương vụ mua lại trên, 2 đối tác Nhật Bản sở hữu 48% cổ phần của SGP, trong đó Daio nắm 33,81% còn quỹ đầu tư Bridgehead trực thuộc Ngân hàng Phát triển Nhật Bản nắm giữ 14,49%.  

img
Daio bán lại toàn bộ cổ phần cho SGP là do tập đoàn này đổi chủ sở hữu, nên đã thay đổi chiến lược đầu tư và chuyển nguồn lực từ thị trường Việt Nam về củng cố thị trường Nhật Bản. Việc SGP mua lại Daio là một trong số những trường hợp hiếm hoi ở thời hậu sáp nhập, sau khi bán đi cổ phần, công ty Việt Nam mua lại cổ phần từ nước ngoài.

UPS – Vnpost Express

img
 Công ty UPS thông báo đã mua lại 49% cổ phần của Công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện (VNPost Express), trở thành công ty chuyển phát nhanh toàn cầu đầu tiên được sở hữu toàn bộ 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

PVD phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư

PVD đã tiến hành phát hành 38 triệu cổ phiếu và chào bán riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược. Trong đó: 20,15 triệu cổ phiếu cho PVN với giá chào bán 31.758 đồng/cổ phần, thời gian hạn chế chuyển nhượng 3 năm.

img

Phát hành 17,85 triệu cổ phần với giá chào bán bình quân 45.605 đồng/cổ phần và thời gian hạn chế chuyển nhượng 1 năm cho các nhà đầu tư: PYN Fund Management Limited: 10 triệu cổ phần (phân phối đều cho 2 quỹ trực thuộc là PYN và Mutual Fund Elite); PENM Partners: 4,85 triệu cổ phần (phân phối cho quỹ trực thuộc là Private Equity New Markets II K/S); VOF Investment Limited: 3 triệu cổ phần (phân phối cho quỹ trực thuộc là Vietnam Investment Property Holdings Limited).