Bạn có nhiều ý tưởng nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết nên dùng sản phẩm nào cho phù hợp. Hãy thuê thiết kế! Điều đó không có nghĩa bạn đặt hết trách nhiệm thiết kế lên tay người khác mặc dù đó là công việc của họ. Đơn giản, không gian cần thiết kế ấy là của bạn và bạn sống trong nó.
9 điều bạn nên biết khi làm việc với nhà thiết kế nội thất!
1. Sự kết nối thông tin
Thiết kế nội thất cũng là một doanh nghiệp, dù ở lĩnh vực sáng tạo nhưng kinh doanh là điều cốt lõi. Khi muốn tìm hiểu thông tin công ty thiết kế, hãy tra cứu internet xem lịch sử kinh doanh của doanh nghiệp, xem các sản phẩm mà họ đã làm để có thể ra quyết định.
2. Thỏa thuận về ngân sách đầu tiên
Thỏa thuận về giới hạn ngân sách dự trù là điều đầu tiên mà bạn phải làm. Công việc của nhà thiết kế là tạo ra những sản phẩm đẹp, ấn tượng, tối ưu nhưng cũng tốn nhiều tiền. Hãy cùng thảo luận để tìm ra phương án phù hợp với nhu cầu và sở thích của bạn và nhất là phải không vượt ngân sách.
3. Không bỏ qua sở thích của bạn
Hãy nói với nhà thiết kế về sở thích và mong muốn của bạn. Đừng nói những yêu cầu hay đề tài quá mở, điều đó sẽ khiến nhà thiết kế mặc sức sáng tạo nhưng lại theo thị hiếu của chính họ. Đó cũng không phải lỗi của nhà thiết kế vì họ chỉ làm công việc của mình thôi. Điều quan trọng là bạn ghi rõ những mong muốn và nhu cầu của bạn để nhà thiết kế tạo ra một sản phẩm phù hợp.
4. Cần phải biết nói không!
Bạn trả tiền cho dự án mà bạn thích, đó cũng là công việc của nhà cung cấp. Nếu có những yếu tố mà bạn không thích trong sản phẩm thiết kế, hãy tự tin nói không. Đơn giản là bạn là người sử dụng sản phẩm đó.
5. Lựa chọn nhiều nhà thiết kế
Hỏi ý kiến bạn bè xung quanh, những người đã thuê thiết kế nội thất cho nhà của mình. Hãy kiểm tra danh mục của các nhà đầu tư để chắc chắn tìm được nhà thiết kế ưng ý.
Bạn cũng có thể làm việc với nhiều nhà thiết kế cho từng hạng mục trong nhà bạn hoặc là tổng thể. Hãy tham khảo ý kiến để có được lựa chọn tốt nhất.
6. Bạn không phải là ưu tiên số một!
Nhà thiết kế có thể nói với bạn rằng dự án nhà bạn là ưu tiên số một của họ. Thực tế không hẳn như vậy. Bạn chỉ là một trong số nhiều khách hàng và không phải người có uy tín nhất. Để chắc chắn dự án của mình vẫn được khai triển theo tiến độ đề ra, hãy luôn kiểm tra nhà cung cấp và không để họ ra ngoài tầm kiểm soát.
7. Không cần tất cả đều phải mới
Thiết kế lại nội thất không có nghĩa bạn bỏ tất cả những thứ mình có được. Hãy trao đổi và tham khảo ý kiến đối với nhà thiết kế về những gì mình có và mong muốn của bản thân. Họ sẽ cho bạn lời khuyên vì đôi khi những gợi ý của bạn sẽ cho họ ý tưởng mới cho bản thiết kế.
Bạn vừa sử dụng được đồ dùng sẵn có trong một hoàn cảnh và chức năng khác, lại chả tốn mấy tiền.
8. Nhà thiết kế có thể không yêu thích thiết kế của bạn
Khi bạn có một vài ý tưởng thiết kế và thảo luận với nhà thiết kế, có một số ý tưởng tìm được tiếng nói chung, nhưng không phải tất cả. Vì vậy, hãy chọn cái quan trọng nhất đối với bạn, giữ vững lập trường. Dù sao thì nhà thiết kế cũng chiều theo ý kiến của chủ đầu tư vì bạn là người có quyền quyết định và bạn sử dụng sản phẩm đó.
9. Ngân sách có thể được điều chỉnh
Thiết kế đẹp nhưng sẽ không phù hợp nếu vượt quá ngân sách cho phép. Hãy điều chỉnh để có mức phù hợp và theo hướng tiết kiệm nhất. Luôn thảo luận với nhà thiết kế. Họ cũng luôn mong điều đó đối với chủ đầu tư. Vậy tại sao không?