Đầu tiên, chợ hình thành tự phát từ hơn 1 năm nay cùng với chợ cây cảnh của phường Vạn Phúc nhưng vài tháng gần đây mới tập trung vào riêng một khu và người đến mua bán ngày một đông hơn.
Chợ họp trên vỉa hè phố Tố Hữu, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội, đều đặn vào các ngày mồng 5, mồng 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch.
Chợ họp trên vỉa hè phố Tố Hữu, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội, đều đặn vào các ngày mồng 5, mồng 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch.
Giá cả các vật dụng ở chợ phiên đồ cũ vô cùng đa dạng, tùy theo sở thích người bán, kẻ mua.
Dù mới chính thức họp hơn 1 tháng nhưng những ngày phiên, người đến mua bán tấp nập.
Chợ nằm trên mặt phố Tố Hữu, được tổ chức khá quy củ.
Đồ cũ đủ các loại được bày khá đơn giản trên những tấm bạt. Từ những chiếc điện thoại di động cũ rích đến tai nghe, sạc, dây cắm... đều được mua, bán.
Những mâm, cậu, nồi đồng cả cổ, lẫn cũ đều được tìm thấy ở chợ.
Phụ tùng xe đạp cổ, cũ được bày lẫn lộn với các vật dụng cũ khác.
Một người đàn ông tháo chiếc đèn trên xe peugeot của mình bán giữa chợ.
Những chiếc máy ảnh hiệu ZENIT huyền thoại một thời do Liên Xô (cũ) sản xuất đã không còn sử dụng được nhưng rất quý với những nhà sưu tầm.
Những chiếc đồng hồ hiệu Slava của Liên Xô (cũ), Con gà của Trung Quốc từng quen thuộc trong các gia đình Việt Nam thời báo cấp được bán với giá từ 200 ngàn đến 1 triệu đồng và đều vẫn chạy tốt.
Điện thoại cổ rất phổ biến thời bao cấp.
Bàn là sinh nhiệt bằng than củi chỉ những nhà giàu thời Pháp thuộc mới có để sử dụng.
Chiếc xe SimSon do Đông Đức (cũ) sản xuất từng là tài sản lớn của gia đình nào sở hữu thời bao cấp được rao bán ở phiên chợ.
Những chiếc quạt điện Liên Xô (cũ), quạt con cóc do Việt Nam sản xuất thông dụng trong những năm thời bao cấp bày bán cùng nhiều đồ cũ.