Dân Việt

Khi sếp biết tạo động cơ làm việc cho nhân viên

VnMedia 03/01/2015 19:10 GMT+7
Hiệu quả làm việc phụ thuộc vào hai yếu tố là năng lực và động cơ. Động cơ thúc đẩy con người làm việc có thể rất khác nhau. Có người làm việc chỉ vì tiền, có người làm mọi cách để đạt được địa vị nào đó, được khẳng định bản thân, thành đạt, có người vì tính háo thắng muốn hơn người, có người làm niềm say mê khám phá…

Theo một điều tra do Jobsite, một trang web về lao động và việc làm của Anh, thực hiện, thì có đến 70% nhân viên nói rằng họ nhận được sự động viên của lãnh đạo ít hơn trước đây, 80% tin rằng, nếu họ muốn, họ có thể làm việc tốt hơn rất nhiều và 50% người lao động thừa nhận rằng họ chỉ làm việc vừa đủ để không bị sa thải. 

img ..

 

Còn nhà tâm lý học Abraham Maslow đã sắp xếp các cấp bậc nhu cầu của con người theo  thứ tự từ thấp đến cao theo 5 nhu cầu như sau: Nhu cầu sinh lý: nhu cầu cơ bản và thiết yếu để tồn tại; Nhu cầu an toàn: an toàn trong công ăn việc làm, có bảo hiểm xã hội; Nhu cầu xã hội: môi trường làm việc thân thiện, thoải mái, hợp tác đồng đội; Nhu cầu được tôn trọng: được tham gia bàn bạc công việc, được công nhận và đánh giá cao, được khen thưởng, biểu dương đúng mức; Nhu cầu tự thể hiện: có điều kiện phát huy tốt tiềm năng của bản thân để đạt mục tiêu đề ra, được giao trách nhiệm, được ủy quyền.

Do đó, khi một khi các nhu cầu nói trên chỉ được thỏa mãn ở mức thấp thì động cơ làm việc không được kích thích. Còn nếu các như cầu nói trên không được thỏa mãn thì sẽ sinh ra sự bất mãn trong nhân viên. Ngược lại khi nhu cầu được đáp ứng tốt thì sẽ tạo động lực làm việc hiệu quả.

Đã có bao giờ bạn thử tìm hiểu xem liệu có ai trong công ty của bạn luôn hoạt động tích cực, thực thi công việc với hiệu quả cao và lòng nhiệt tình của anh ta nhiều hơn của tất cả những nhân viên khác cộng lại? Có lẽ người đó chính là bạn! Bạn đã từng tự hỏi tại sao người khác không có động cơ làm việc như bạn chưa? Bạn không hiểu tại sao bạn dành cho nhân viên chế độ đãi ngộ lý tưởng với bảo hiểm y tế, chính sách nghỉ hưu, nghỉ phép hàng năm…, mà họ vẫn chỉ làm việc cầm chừng.

Bạn phát hiện ra rằng các chế độ phúc lợi, thậm chí cả biện pháp tăng lương, cũng không phải là những yếu tố tạo động lực làm việc có hiệu quả đối với nhân viên. Tất cả những điều đó chỉ là sợi dây xích để giữ chân nhân viên chứ không phải là động cơ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn.

Như bạn biết đấy, nhân viên nói chung có động cơ làm việc một cách tự nhiên. Động cơ này bắt nguồn từ một thực tế là mọi người đều mong muốn được khẳng định bản thân, được thành đạt, được tự chủ và có thẩm quyền đối với công việc của mình, cũng như muốn có thu nhập đảm bảo cuộc sống cá nhân sung túc. Tất cả những gì mà bạn cần làm là khai thác khả năng bẩm sinh của họ, điều mà bạn có thể thực hiện dễ dàng mà không tốn một xu nào. Bước đầu tiên là bạn phải loại trừ những hoạt động tiêu cực có thể triệt tiêu động cơ làm việc tự nhiên của họ. Bước thứ hai là phát triển những yếu tố thực sự có thể thúc đẩy tất cả nhân viên làm việc. Bằng cách đó, bạn sẽ tận dụng được động cơ thúc đẩy làm việc tự nhiên của nhân viên. 

 

8 nhân tố tạo động cơ làm việc:

- Nếu nhân viên của bạn phải làm một công việc đơn điệu và nhàm chán, bạn hãy tìm cách bổ sung thêm cho họ một chút hài hước và sự đa dạng.

 

- Cho phép nhân viên tự do chọn lựa cách thực hiện công việc của họ.

 

- Khuyến khích việc chịu trách nhiệm cá nhân, đồng thời tạo ra các cơ hội thăng tiến trong công ty.

 

- Đẩy mạnh việc giao lưu và hoạt động đội nhóm.

 

- Tránh những chỉ trích cá nhân gay gắt.

 

- Cho phép nhân viên chủ động trong công việc.

 

- Thiết lập các mục tiêu và nhiệm vụ mang tính thách thức cho tất cả nhân viên.

 

- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá phản ánh được sự gia tăng hiệu quả hoạt động.

 

(Empoyer-Employee)