Năm 1992, sau khi rời quân ngũ, anh Khoản cùng vợ con dắt díu nhau vào Nam lập nghiệp. Mua được mảnh vườn nhỏ, anh trồng rau nuôi lợn, nuôi cá. Thấy vẫn còn thời gian rảnh rỗi, anh Khoản tận dụng rìa đất quanh ao cá, chuồng lợn để trồng gần 200 gốc dừa dứa và hơn 4.000 cây măng tây. Nhưng khi những cây dừa phát triển, rễ dừa ăn sâu vào đất khiến việc trồng măng tây của anh Khoản không còn thuận lợi như trước nữa.
Bên cạnh đó, anh Khoản sử dụng phương pháp đậy nắp các bịch phôi để khai thác lần lượt, vừa đảm bảo vệ sinh trại nấm, vừa điều tiết được nhân công trong nhà. “Làm nấm nhất định phải sạch sẽ, từ vệ sinh trang trại cho đến người ra kẻ vào. Chỉ cần một vài lần sơ hở là bệnh tấn công, không gỡ lại được” - anh Khoản nêu bí quyết.
Hiện nay, với 220.000 bịch nấm bào ngư xám, mỗi ngày anh Khoản thu hoạch hơn 2 tạ nấm thành phẩm. Với giá bán trung bình 30.000 đồng/kg, anh Khoản thu về không dưới 6 triệu đồng. Trừ các chi phí nhân công, phôi nấm…, anh lời hơn 2 triệu đồng.
Để có được những thành công này, anh Khoản cho biết, anh đã phải… nói dối vợ trong thời gian dài. Anh Khoản kể, những ngày mới trồng nấm, phải mang ra chợ bán nhưng giá chỉ 10.000 – 15.000 đồng/kg, chẳng thấm vào đâu. “Về nhà tui phải nói dối vợ, bảo là bán được 30.000 đồng/kg, chủ vựa họ còn bảo mình phải làm sản lượng nhiều lên thì mới mua giá cao được. Nghe thế, gia đình mới để mình tiếp tục trồng nấm. Nhưng thực tế, ở ngoài chợ chẳng ai hứa hẹn gì với mình cả, họ mua bữa được bữa mất. Thế nhưng, đã quyết làm rồi thì khó cũng phải qua!” - anh Khoản cười.
Cũng theo anh Khoản, trong khi nhiều trại nấm khác trong vùng chỉ cho thu hoạch trong 3 tháng thì trại nấm bào ngư xám nhà anh có thể cho thu hoạch kéo dài đến 6 tháng.