-
Đến ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, hỏi ông Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977) ai cũng biết. Ông Nam nổi tiếng khắp vùng với cách nuôi tôm, cua khác người, chỉ thu hoạch những con tôm to, bán được giá cao.
-
Với số vốn lận lưng ban đầu chỉ một con bò sữa, sau hơn 10 năm chăn bò, anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1981, ở xã An Vĩnh Ngãi, Long An) đã trở thành tỷ phú và thành lập “ngân hàng bò” hỗ trợ thanh niên địa phương lập nghiệp.
-
Chỉ với 4 con chim trĩ giống nuôi từ năm 2011, đến nay anh Trần Văn Chức, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đã nhân thành công mô hình nuôi chim trĩ hàng hóa và trở nên khấm khá.
-
Con đường trở thành giám đốc thành đạt của anh Võ Đại Nghĩa (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) gặp nhiều chông gai. Điểm xuất phát mới của anh sau khi ra tù và bươn chải kiếm sống bằng nghề chăn dê mướn và lượm phân bò.
-
Co Muồng là bản vùng sâu, vùng xa của xã Chiềng Sại, huyện Bắc Yên (Sơn La). Gia đình anh Đinh Văn Dong cũng như nhiều hộ khác trong bản Co Muồng được tiếp thu những tiến bộ xã hội trong sản xuất và đời sống chậm hơn những nơi khác.
-
Tình cờ phát hiện trên những lèn đá ở quê hương mình có những đàn voọc Hà Tĩnh (một loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm) đang sinh sống, mấy năm qua ông Nguyễn Thanh Tú (thôn Thiết Sơn, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) ngày đêm cơm đùm gạo bới, luồn rừng canh giữ không công cho đàn voọc được bình yên trước họng súng của những kẻ săn trộm…
-
Ông Lê Thanh Trị (58 tuổi), ở xã Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, vừa công bố chế tạo thành công chiếc máy tách vỏ xanh quả mắc ca. Chưa hết, ông Trị còn sắp cho ra đời thêm 2 loại máy là máy tách vỏ cứng, máy sấy mắc ca, để hoàn thành dây chuyền bóc tách vỏ và sấy khô mắc ca.
-
Tốt nghiệp ngành điện công nghiệp nhưng Vũ Văn Tuyển (SN 1981, ở ấp Tân Lập, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Đồng Tháp) lại bén duyên và thành công với nghề sản xuất cá bột (cá ương) chim trắng, ba sa, chép.
-
“Từ khi thoát nghèo đến nay, tôi đã giúp được hơn 40 hộ thoát nghèo. Có người sau khi thoát nghèo ngỏ ý muốn trả ơn, tôi chỉ bảo họ: Giúp người khác thoát nghèo là cách trả ơn tốt nhất”.
-
Được sự giới thiệu của bà Nguyễn Thị Ngân – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Văn Lâm, Hưng Yên, chúng tôi tìm đến nhà ông Đào Minh Chuyên (thôn Ngô Xuyên, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên), người đã lai tạo thành công ra giống bưởi mới mang tên ông, được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
-
Từ 10 triệu đồng vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), anh Nguyễn Văn Linh (Khu phố 3, phường Mỹ Đông, TP.Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) đã bỏ lại sau lưng nghề làm thuê để dần trở thành chủ đàn bò trị giá 300 triệu đồng.
-
Với 300 cặp bồ câu Pháp, mỗi năm anh Ngô Tùng Sơn (SN 1990) ở thôn An Mỹ, xã Mỹ Cát (Phù Mỹ, Bình Định) thu lãi ròng hơn 100 triệu đồng.
-
Lập nghiệp trên mảnh đất hơn 400m2 do ông bà để lại, hàng ngày chị Thu Hoạch - người dân tộc Chăm ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải (Ninh Phước, Ninh Thuận) phải làm thuê cuốc mướn kiếm sống, thu nhập không đủ tiền chu cấp cho gia đình.
-
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nắm vững kỹ thuật, Ha Hang, người dân tộc K’Ho, xã Đasar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã có thu nhập khá nhờ trồng hoa màu theo hướng công nghệ cao (CNC).