Nhóm thứ hai bị khiếu nại nhiều với số lượng từ 3,6-8,13% là các lĩnh vực như: Bất động sản, nhà ở, máy tính, mạng internet, hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, thiết bị điện tử gia dụng, dịch vụ và phương tiện vận tải, làm đẹp, sức khỏe, dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
Nhóm thứ 3 là các lĩnh vực có số lượng khiếu nại từ 0,8-2,1%, bao gồm: nội ngoại thất, thời trang, trang sức, năng lượng, môi trường, giáo dục, giải trí.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng-Phó chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đánh giá, khiếu nại của người tiêu dùng tăng lên là dấu hiệu tốt, bởi người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm tới chất lượng, dịch vụ hàng hóa và không thờ ơ hay bỏ qua các lỗi vi phạm hàng hóa.
Cũng như các khiếu nại ở Bộ Công Thương, nội dung các khiếu nại của người tiêu dùng với Hội Bảo vệ người tiêu dùng đều xoay quanh vấn nạn hàng giả, hàng nhái xuất xứ, bán hàng không đúng, vi phạm về giá, thời gian bảo hành, trong đó có cả các hành vi mua bán lừa đảo…
Cục Quản lý canh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2014 chỉ riêng Cục quản lý cạnh tranh của Bộ Công Thương đã tiếp nhận và xử lý trên 1.000 khiếu nại từ người tiêu dùng, tăng gấp 4,6 lần so với năm 2013 (215 khiếu nại)…
Bảng tỉ lệ các nhóm hàng hóa bị khiếu nại trong năm 2014 (nguồn Bộ Công Thương)