Tăng năng suất lúa
Bà Hoàng Thị Hòa – Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng, Sở NNPTNT Hà Nội, người chủ trì dự án xây dựng vùng lúa hàng hóa chất lượng cao, cho biết: “Đến nay đã có 16 huyện, quận triển khai dự án với trên 100 HTX tham gia, diện tích được quy gọn vùng từ vài chục đến hàng trăm ha, năng suất, chất lượng thóc gạo và giá trị tăng lên ro rệt. Đạt được thành quả như trên có sự đóng góp của phân bón Văn Điển. Chúng tôi liên kết với Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển để đưa sản phẩm có chất lượng cao, có tính kiềm phù hợp với đa số vùng sản xuất lúa tập trung đã được lựa chọn là đất chua. Ngoài ra, loại phân trên còn có đặc tính quý là có đầy đủ các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng, do đó góp phần tăng năng suất, chất lượng là yêu cầu rất cần thiết để dần dần nâng cao chất lượng hạt gạo”.
Nâng cao giá trị
Các giống lúa, trong đó có các giống lúa chất lượng cao, bón các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa rất tốt. Loại phân bón lót đa yếu tố NPK 6.11.2 (dạng trộn 3 hạt) có thành phần dinh dưỡng cao: N 6%, P2O5 11%, K2O 2%; các chất trung lượng: S 2%, MgO 10%, CaO 20%, SiO2 15%; và các chất vi lượng: B, Mn, Zn, Cu, Co… với tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%. Một sào bón 20kg trước khi bừa cấy. Hoặc có thể bón lót bằng phân đa yếu tố NPK 5.10.3 (dạng vê viên). Bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển 16.5.17, có thành phần dinh dưỡng: N: 16%, P2O5 5%, K2O 17%; các chất trung lượng: S 2%, MgO 5%, CaO 8%, SiO2 7% và các chất vi lượng: B, Mn, Zn, Cu, Co… Bón 1 sào 8 – 10kg lúc lúa bén rễ hồi xanh bắt đầu đẻ nhánh (vụ mùa sau cấy 10 ngày).
Cả 3 loại phân đa yếu tố NPK trên thành phần đều có lân (P2O5) và silic (SiO2) mà vai trò của lân và silic đối với lúa chất lượng cao như đã nêu ở trên. Ngoài ra chất trung lượng có trong phân manhe (MgO) có tác dụng tạo thành chất béo làm cho hạt gạo bóng, sáng đẹp. Cây lúa hút đủ canxi, manhe thì độ pH trong gạo tăng lên có lợi cho công tác bảo quản. Gạo chất lượng cao mà các doanh nghiệp thu mua chủ yếu để xuất khẩu và phương hướng muốn nâng cao giá trị của lúa chất lượng cao là phải đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu nên rất chú ý tới chất lượng: Độ đồng đều, hình thức bên ngoài và các chỉ tiêu lý, hóa tính. Sở NNPTNT, các phòng kinh tế và chủ nhiệm các HTX bước đầu đã quan tâm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, trong đó có hướng dẫn lựa chọn loại phân bón, cách bón và khuyến cáo diện tích đồng vàn, đồng trũng, đất chua thì sử dụng phân NPK Văn Điển”.