Ở tỉnh Bình Định cũng đã triển khai mô hình KTTT theo hướng nêu trên và giao chỉ tiêu 1 mô hình KTTT/hội cấp huyện/năm. Năm 2014 toàn tỉnh đã xây dựng được 73 mô hình KTTT có hiệu quả do các huyện, thị, thành phố hướng dẫn tổ chức.
Cụ thể, theo vị chủ tịch này, khái niệm KTTT như thế nào còn chưa rõ nên chưa định hình được nội dung phải làm, như hướng dẫn việc gì, có hỗ trợ kinh phí cho cơ sở hội không (nếu có thì cấp huyện không đảm đương được). Thực tế, mô hình của ND thường chỉ là sản xuất cây trồng, vật nuôi nên luôn phải trả lời câu hỏi sản phẩm làm ra có tiêu thụ được không, trong khi các mô hình trình diễn của khuyến nông cũng không nhân rộng được là bao nhiêu, vì thế chưa thuyết phục được người dân...
Việc lúng túng trong triển khai mô hình KTTT diễn ra không chỉ ở địa phương của ông thủ lĩnh ND nói trên mà còn ở các địa phương khác.
Theo tôi, một mặt, cấp nào gặp khó khăn cần chủ động tìm hiểu và kịp thời kiến nghị giải pháp lên Hội cấp trên. Mặt khác, khi đưa ra một mô hình nào, chỉ tiêu nào cho cơ sở thực hiện thì cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn của Hội ND cấp trên trực tiếp phải đi liền theo để cập nhật, lưu trữ phổ biến, tránh tình trạng thủ lĩnh ND cơ sở (kể cả thủ lĩnh ND cấp huyện) phải mày mò tìm hiểu, áng chừng việc của mình phải làm. Các cơ chế, chính sách, hướng dẫn của cấp trên sẽ giúp cho các cấp hội có cơ sở vận động hội viên và ND mạnh mẽ, có sức thuyết phục cao với trình độ dân trí của người dân ngày một được nâng cao.