Dân Việt

Những câu chuyện "điên rồ" nhất về cà phê

Long Hy 28/01/2015 00:02 GMT+7
Nghiện thụt rửa ruột bằng cà phê, kiện cả chuỗi nhà hàng vì bị bỏng cà phê hay phát minh cà phê phin từ một sự tình cờ "ngớ ngẩn" của một người phụ nữ Đức.

Cà phê từ phân động vật

Thứ cà phê độc đáo và đặc biệt này được biết đến với tên gọi "cà phê chồn" Kopi Luwak, một trong những thương hiệu cà phê đắt đỏ nhất thế giới bởi mùi vị đậm đà và quá trình chế biến phức tạp. 

img

Loài cầy hương và sự ra đời của "cà phê chồn" hảo hạng.

"Quá trình" này không phải do con người tạo nên mà chính là cơ chế tiêu hóa tự nhiên của một số loài động vật. 

Trước khi cà phê được thu hoạch, những hạt cà phê sẽ được loài cầy hương ăn, tiêu hóa và bài tiết qua đường hậu môn. 

img

Cà phê chồn nổi tiếng thế giới Kopi Luwak.

Những hạt cà phê lẫn trong chất nhầy từ quá trình bài tiết đã được lên men sẽ mang một hương vị cà phê hấp dẫn và đượm chút ngai ngái đắng.

img

Việc nuôi nhốt loài cầy hương phục vụ lấy phân khiến sức khỏe của chung tụt giảm nghiêm trọng.

Tuy  nhiên, theo một báo cáo của Tổ chức Bảo vệ quyền lợi động vật (PETA) cho biết, loài cầy hương được nuôi nhốt trong lồng và ép ăn cà phê để lấy phân, phục vụ cho ngành công nghiệp khai thác "cà phê chồn", sau khi được thả về với tự nhiên đều rơi vào tình trạng sức khỏe sụt giảm nghiêm trọng.

Cặp vợ chồng nghiện rửa ruột bằng cà phê

Đó là trường hợp của hai vợ chồng anh Mike và cô Trina đến từ St.Petersberg, bang Florida. Theo tiết lộ từ chương trình My Strange Addiction (Thú nghiện kỳ lạ của tôi - pv) trên kênh TLC cho biết, hai vợ chồng Mike đã sử dụng cách thức này được vài năm nay. Theo chia sẻ của cặp đôi thì họ thực hiện việc này 100 lần trong một tháng.

img

Tri Na rửa ruột bằng cà phê.

Ban đầu, khi Trina có triệu chứng đau dạ dày, cô đã sử dụng cà phê để thụt rửa dạ dày và ruột. Trina chia sẻ với chồng, cô cảm thấy dễ chịu với cách này thay vì dùng thuốc nhiều năm. Ngay sau đó, chồng cô cũng "nghiện" cách rửa ruột của vợ.

img

Mike đưa cà phê vào ruột để thụt rửa.

Kiện chuỗi nhà hàng Mc Donald vì cốc cà phê quá nóng

Bà cụ Stella Liebeck đến từ thành phố Albuquerque thuộc trung tâm tiểu bang New Mexico, Hoa Kỳ đã ghi tên mình vào danh sách những vụ kiện phù phiếm nhất trong lịch sử nhân loại sau khi buộc tội cốc cà phê nóng của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald đã khiến bà bị bỏng nặng.

img

Bà cụ Liebeck đã thắng kiện McDonald sau vụ cốc cà phê khiến bà bị bỏng 6% cơ thể.

Sự việc diễn ra khi cụ bà 79 tuổi được cháu trai đưa đến một quán McDonald để bà gọi một cốc cà phê qua cửa sổ xe. Sau khi bà Liebeck mở nắp chiếc cốc nhựa, cà phê nóng từ bên trong đã đổ trào lên đùi bà cụ. 

Chiếc quần bà Liebeck mặc nhanh chóng thấm nước cà phê và khiến bà bị bỏng 6% cơ thể bao gồm phần đùi trong, mông và bộ phận sinh dục. Đáng nói là cà phê của McDonald thường được pha ở độ sôi từ 82 - 87 độ C, trong khi máy pha cà phê thông thường chỉ pha ở độ sôi từ 54 - 60 độ C.

img

Vết bỏng trên đùi cụ bà Liebeck từ cốc cà phê của McDonald.

Bà Liebeck đã phải nhập viện trong sáu tuần và đã trải qua nhiều phẫu thuật ghép da. Sau đó bà đã yêu cầu "người khổng lồ" chuỗi thức ăn nhanh bồi thường khoản tiền 20.000 USD, tuy nhiên McDonald đã từ chối, điều này khiến bà Liebeck đâm đơn kiện. Trong thời gian này, khoảng hơn 700 người cũng lên tiếng tố cáo họ từng bị bỏng vì cà phê quá nóng của McDonald.

Cuối cùng, bà Liebeck thắng kiện và được bồi thường 200.000 USD, tuy nhiên số tiền đã giảm xuống còn 160.000 USD do công tố viên phát hiện 20% lỗi sai thuộc về bà Liebeck do để trào cà phê ra ngoài. 

Cốc cà phê chiến thắng của Serena Williams

Tại mùa giải quần vợt Hopman Cup mở rộng tại thành phố Perth, Australia diễn ra hồi đầu tháng 1.2015 giữa hai tay vợt nữ Serena Williams và Flavia Pannetta. Sau khi Serena bị dẫn trước 6 - 0 ở hiệp đấu đầu, cô quyết định dừng trận đấu trong chốc lát và yêu cầu một tách cà phê espresso.

img

Serena Williams đã có cú lội ngược dòng nhờ tách cà phê espresso.

Sau khi yêu cầu và được trọng tài cho phép, ngôi sao quần vợt đã như bừng tỉnh: "Tôi cũng chỉ yêu cầu một tách espresso và tôi hỏi trọng tài xem có được phép uống hay không bởi tôi chưa bao giờ uống cà phê khi thi đấu. Tôi cần phải tỉnh táo".

img

Nhân viên mang cà phê (giữa) cho Selena Williams.

Kết quả tại trận đấu trên, Williams đã vươn lên dẫn đầu sau khi đánh bại Flavia Pennetta với tỉ số 0-6, 6-3, 6-0. Cô thậm chí từng nói đùa tách espresso là "tách cà phê thần kỳ".

Phát minh giấy lọc cà phê nhờ cuốn sách của con trai

Trước năm 1908 khi con người mới chỉ biết dùng vải quần áo hoặc thậm chí là vớ (bít tất) để lọc cà phê. 

img

Sản phẩm giấy lọc cà phê của Melitta Bentz là một sáng chế hết sức tình cờ.

Còn với bà nội chợ  người Đức là cô Melitta Bentz, sau khi đã cảm thấy chán ngấy với vị đắng của cà phê được lọc từ vải quần áo đã thử dùng trang giấy xé ra từ cuốn sách của cậu con trai để lọc cà phê. 

img

Nhờ Melitta Bentz, thế giới được biết đến thứ giấy lọc cà phê độc đáo.

Bằng cách này, cô Melitta nhanh chóng nhận được bằng sáng chế và trở thành "bà trùm" lọc cà phê. Theo đó, giấy lọc cà phê đã nhận được giải thưởng phát minh sáng tạo tại Hội chợ thương mại Leipzig và đến nay công ty của Melitta Bentz vẫn tồn tại và sản xuất gói giấy lọc cà phê.

Cà phê được phổ biến ở châu Âu nhờ Đức giáo hoàng

Năm 1500, cà phê lần đầu tiên được du nhập vào châu Âu từ Ả Rập thông qua các kênh đào ở thành Venice nước Ý. Trong khi những người theo đạo Thiên Chúa giáo ở châu Âu tỏ ra thích thú với thứ nước uống có chứa caffein dù được chào đón bởi sự nghi ngờ.

img

Đức giáo hoàng Clement VIII đã góp công phổ biến cà phê tại châu Âu.

Thậm chí có người còn coi đây là "thức uống của quỷ Sa tăng". Các vị linh mục còn kêu gọi Đức giáo hoàng Clement VIII (1536 - 1605) ra luật ngăn cấm thứ nước uống "Hồi giáo".

Tuy nhiên, Đức giáo hoàng thông thái đã cự cãi khi cho rằng, thứ nước uống này hoàn toàn có lợi và sẽ trở thành "tội lỗi" nếu chỉ cho phép "những kẻ ngoại đạo" được phép uống.

img

Tranh biếm họa Đức giáo hoàng vời cà phê.

Nhờ công của Đức giáo hoàng Clenment mà cà phê được phổ biến khắp châu Âu và trở thành thức uống được ưa chuộng hàng đầu tại đây, được coi như trà của người phương Đông.