Biết được quy luật ấy, cứ mỗi hừng đông sáng hay những buổi chiều tà nhạt nắng người dân quê hay bơi chiếc xuồng đi câu. Cần câu làm bằng trúc, hoặc lục bình. Câu dài chừng hai sải tay người lớn, nhợ câu dài gần bằng cần câu. Lưỡi câu bằng thép bén, uốn cong, có ngạnh nhọn. Cần câu này nhỏ chừng bằng nửa câu nhấp đổ lại.
Mồi câu thường là những con cá rô nhỏ cỡ ngón tay cái người ta bắt được khi chúng mắc cạn trên ruộng rồi đem về rọng trong nhiều ngày. Loại cá này sống dai, dân gian gọi là cá bị đày, chúng ốm, dài nhưng lội rất khỏe.
Móc lước câu ngang lưng cá, tay cầm dầm điều khiển chiếc xuồng ba lá, tay kia cầm cần câu … thọt là những kẹt bụp dừa nước hay gốc cây ven sông. Có lẽ vì thế, dân gian gọi là câu thọt. Những con cá lóc, cá bông, cá chẻm,… thấy con mồi lội ngay trước mặt thì phóng ra táp, và trở thành miếng ăn ngon cho con người. Nếu như câu nhấp chỉ có các lão nông thực hiện thì câu thọt được nhiều đối tượng trong đó có các cụ bà trên dưới lục tuần chú ý nhiều hơn.
Ngồi một mình trên chiếc xuồng nhỏ, nhìn con mồi tung tăn lội, nhìn những con khác tham mồi mắc phải lưỡi câu để nghiền ngẫm chuyện đời đã trở thành thú vui và nét văn hóa độc đáo của người miền quê sông nước: