Ông Mã Văn Coỏng, người dân tộc Tày, đang sinh sống ở xã Tân Phước (huyện Đông Phú, tỉnh Bình Phước) cho biết: “Đối với người Tày, những phong bánh khảo có sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng, nâu..., những miếng cốm vàng óng đậm mùi thơm của nếp, vị ngọt của đường được trưng trên bàn thờ trong những ngày Tết Nguyên đán, đồng thời được dùng làm lương thực dài ngày, làm quà đãi khách đến nhà và “lì xì” cho trẻ con mang đậm bản sắc dân tộc: Nhớ tới tổ tiên trong từng miếng bánh ngon, ngọt nhất”.
Bánh khảo được làm khá nhiều để còn bán cho những người không có thời gian làm bánh trong dịp tết.
Bỏng đã ngào đường được đổ vào khuôn, ép thành bánh cốm.
Anh Đàm Trung Thắng cùng ngụ ấp Phước Tâm, đang quay “quả nổ” trên bễ rực lửa để nổ bỏng làm bánh cốm.
Bánh cốm được đóng vào bao nylon và sẽ được đặt lên bàn thờ tổ tiên những ngày tết.
Phong bánh khảo làm xong được dán bằng nhiều màu giấy, rồi đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết Nguyên đán của đồng bào Tày.
Bào nhỏ đường táng và nhào với bột nếp để làm bánh khảo.