Xin từ năm nay (1836) trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng chọn phái biền binh thủy quân và vệ giám thành đáp một chiếc thuyền ô ra đúng xứ Hoàng Sa. Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến đâu cũng xem xét xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ...”.
Vua y lời tâu, sai Suất đội Thủy quân Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo mười bài gỗ, đến nơi đó dựng làm mẫu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc), mặt bài khắc chữ “Minh Mệnh thứ 17, năm Bính Thân (1836), Thủy quân Chánh đội trưởng Suất đội Phạm Hữu Nhật vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom, đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ”.
Tại Bảo tàng Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang trưng bày hàng nghìn hiện vật liên quan đến vùng biển Hoàng Sa của Tổ quốc, trong đó nổi bật là những hiện vật của Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, cũng như những bản đồ, châu bản thời đó...
Dân Việt xin giới thiệu chùm ảnh về những di vật của Đội hùng binh năm ấy.
Tượng đài “Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải” uy nghi trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. |
Bản đồ “An Nam Đại Quốc Họa Đồ” năm 1839. |
Bài vị của những thủy binh trong Hải đội. |
Thẻ ghi danh sách Hải đội Hoàng Sa. |
Đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của Hải đội Hoàng Sa. |
Thuyền (mô hình) của Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. |
Lê Hữu Thọ