Tại Brazil, người ta thường mặc trang phục màu trắng vào năm mới để xua đi bóng tối, các hồn ma và bắt đầu một năm mới thành công. Cũng theo quan niệm đó, với họ màu đen là màu bị cấm kị vào đầu năm mới.
Đón năm mới tại nghĩa trang ở Chile
Chile cũng là một trong những quốc gia trên thế giới có những cách đón năm mới độc đáo và kỳ lạ. Đã thành thông lệ, những người dân của Tacla (một thành phố nhỏ thuộc Chile) đều đón năm mới bên những người họ hàng của mình tại nghĩa địa thành phố dù họ đều đã “sang thế giới bên kia”.
Khi cha xứ kết thúc bài kinh của mình, vào lúc 11 giờ đêm, thị trưởng thành phố sẽ mở cánh cửa của nghĩa trang. Tất cả mọi người đều được chào mừng trong những ánh đèn mờ ảo và những điệu nhạc cổ điển. Những người chờ năm mới bên mộ người thân yêu cùng hưởng chung niềm vui trong bầu không khí bình yên.
Xách vali quanh khu phố lúc nửa đêm ở Colombia
Ở Colombia, người dân địa phương sẽ xách va li trống đi vòng quanh khu phố vào lúc giao thừa với ý tưởng đặt mình vào những thử thách và mong muốn năm mới sẽ được "đi đây đi đó".
Ném kem lên sàn nhà ở Thụy Sĩ
Ở Thụy Sĩ, khi tiếng chuông báo hiệu năm mới vang lên, người dân địa phương sẽ chào đón năm mới bằng cách ném kem hoặc một muỗng kem lên sàn. Cách thức đặc biệt này được thực hiện với ý nghĩa đem đến sự sung túc cho năm mới.
Mặc đồ lót màu vàng, đỏ để đón năm mới ở Colombia, Bolivia và Mexico
Ở Colombia, Bolivia và Mexico có tục lệ người dân mặc đồ lót sặc sỡ trong năm mới để đem lại may mắn. Hai màu sắc thường được sử dụng là đỏ và vàng. Màu đỏ tượng trưng cho tình yêu còn màu vàng là tiền bạc. Những chiếc quần mới này sẽ được bày bán vào ngày trước khi người dân đón năm mới.
Lặn xuống hồ băng cùng một cành cây ở Siberia, Nga
Với người dân ở đây, đón năm mới có nghĩa là vượt qua thử thách, và chứng minh rằng mình luôn tràn đầy năng lương. Để đón năm mới, những người đàn ông sẽ lặn xuống một hồ nước đóng băng lạnh cóng cùng một cành cây. Có thể bạn sẽ cho rằng họ ‘điên”, nhưng đó là cách người dân cầu may mắn trong năm mới.
Lễ hội quả cầu lửa ở Scotland
Người Stonehaven, Scotland hàng năm đều có một lễ hội diễu hành lớn. Trong đó, tất cả mọi người đều mặc váy ngắn và cầm một quả cầu lửa khổng lồ. Lễ hội này là một phần quan trọng trong đêm giao thừa đón năm mới của người Scotland, có lịch sử từ thời Vicking. Người dân Scotland quan niệm rằng nó giúp xua đuổi ma quỷ và cầu nguyện một năm mới an lành.
“Đấu võ” xả xui tại lễ hội Takanakuy ở Peru
Người dân ở Chumbivilcas, gần thành phố Cuzco, Peru, lại có một sự khởi đầu năm mới khác biệt, đó là lễ hội Takanakuy, có nghĩa là “Khi máu sôi lên”. Mọi người tham gia một trận đấu võ (mà không có các thiết bị bảo vệ) để giải quyết mọi vấn đề còn khúc mắc trong năm cũ. Cảnh sát sẽ đóng vai trò là trọng tài.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng vì các cuộc thi có mục đích vui là chính chứ không nhằm gây trọng thương cho đối thủ. Họ tin bằng cách tham gia một trận chiến sạch sẽ mọi sự ắt hanh thông và không mang mâu thuẫn sang năm sau.
Nhảy khỏi ghế và đánh vỡ bát đĩa ở Đan Mạch
Đập đồ sành sứ, nhảy từ ghế xuống đất là hai trong số những truyền thống đặc biệt ở Copenhagen, Đan Mạch.
Mọi người sẽ đứng trên ghế và đồng loạt nhảy xuống khi đồng hồ điểm 12h đêm. Hành động này mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn sót lại của năm cũ. Việc đập vỡ chén đĩa cũ và các đồ sành sứ là để mang lại may mắn. Người ta thường đập chén đĩa trước cửa nhà hàng xóm, nhà nào càng nhiều bát đĩa vỡ càng chứng tỏ được mọi người yêu quý.
Ném đồ đạc ra ngoài cửa sổ ở Nam Phi
Tại Johannesburg, Nam Phi, khi tiếng chuông giao thừa vừa điểm, mọi người sẽ ném đồ gia dụng cũ, không mong muốn như TV, ghế và các thiết bị khác ra khỏi cửa sổ. Việc ném đồ ra khỏi nhà tượng trưng cho những điều xui xẻo của năm cũ sẽ được loại bỏ hoàn toàn, để chào đón may mắn trong năm mới. Vì vậy, đừng dại dột lang thang bên ngoài một căn hộ ở Nam Phi lúc giao thừa.
Năm mới "chuộng" hình tròn ở Philippines
Tết ở Philippines rơi vào ngày 1/1 dương lịch. Vào dịp này, mọi người sẽ chia sẻ những món ăn và quần áo có hình tròn trong dịp năm mới. Tại sao lại như vậy ư? Theo quan niệm của người dân Philippines, hình tròn tượng trưng cho đồng xu, cũng có nghĩa là sự thịnh vượng, giàu có. Do đó, họ chọn ăn những đồ ăn hình tròn, ví dụ như quả nho, cam và mặc các quần áo hoặc đi giày dép có hoa văn chấm tròn trong các lễ hội.
Nhảy xuống hồ nước lạnh ở Canada, Hà Lan
Người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Canada, Hà Lan có một phong tục đón năm mới rất độc đáo mang tên “Lặn như gấu Bắc cực”, trong đó bạn phải nhảy xuống một con sông, hồ hay ao gần nhất và lạnh nhất. Bạn có thể mặc quần áo hoặc không tùy thích. Và càng nhảy xuống sát giờ giao thừa thì càng may mắn.
Đốt bù nhìn ở Ecuador
Người Ecuador đốt bù nhìn để xua đi nỗi buồn của năm cũ. Theo phong tục của người Ecuador, trước khi năm mới tới phải loại bỏ những nỗi buồn và điều không vui trong quá khứ. Họ có tập tục đốt những con bù nhìn như một cách tống tiễn những điều kém may mắn để đón chờ một năm tươi sáng hơn.
Ăn nho ở Tây Ban Nha
Người Tây Ban Nha sẽ ăn nho để chào đón năm mới. Từ 12 giây đầu tiên khi bắt đầu đếm ngược, mọi người đi ra ngoài và cho một quả nho vào miệng. Mỗi giây là một quả nho nên khi hoàn thành nghi thức đếm ngược, miệng mỗi người sẽ chứa đầy 12 quả nho.
Bước chân phải ở Argentina
Tại Argentina, đúng 12h đêm giao thừa, mọi người sẽ bước lên phía trước bằng chân phải để khởi đầu một năm mới. Ngoài ra, người dân quốc gia này còn tâm niệm nếu mặc đồ lót mới màu hồng thì tình yêu sẽ đến.
Nói chuyện với vật nuôi ở Bỉ và Romani
Theo tín ngưỡng của người dân Romani, động vật có “sức mạnh thần kỳ” thông qua “nói chuyện” vào lúc nửa đêm và nếu con vật đáp lại, bạn sẽ gặp may mắn trong năm tới. Tại Bỉ, nói chuyện với một con vật nuôi trong ngày đầu năm được cho là mang lại sức khỏe tốt cho năm mới.