Nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng 3,2% trong năm 2015 và 3,7% trong năm tới sau khi tăng 3,3% trong hai năm qua, theo một cuộc khảo sát của các nhà kinh tế trên trang Bloomberg.
Trung Quốc, Philippines, Kenya, Ấn Độ và Indonesia đang cùng nhau tạo nên 16% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu, những quốc gia này đều được dự báo sẽ tăng hơn 5% trong năm 2015.
Mỹ và Anh là hai quốc gia có sự liên kết mạnh mẽ, chiếm khoảng một phần tư tăng trưởng toàn cầu, hai quốc gia này được dự kiến sẽ tăng lần lượt là 3,1% và 2,6% trong năm nay.
Khu vực đồng Euro có thể sẽ chỉ tăng 1,2% vì Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghvif đang giải quyết vấn đề của Hy Lạp và lao vào chương trình mua trái phiếu để kích thích tăng trưởng của khu vực.
Trung Quốc vẫn là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong G20 mặc dù nền kinh tế châu Á đang dần bị thu hẹp trong một vài năm gần đây. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,3% trong quý 4.2014 và dự kiến sẽ giảm xuống 7% trong năm 2015.
Để đối phó với sự suy thoái này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang hoạch định chính sách thúc đẩy kích thích tiền tệ. Ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất cơ bản vào tháng 11, lần đầu tiên kể từ năm 2012. Trong tháng này, các quan chức giảm 50 điểm cơ bản trong tỷ lệ dự trữ tiền gửi, đó là số tiền dự trữ mà các ngân hàng cần phải giữ trong tay.
Nigeria, nền kinh tế lớn nhất châu Phi, được dự báo sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm nay, theo khảo sát của Bloomberg.
Kenya có thể sẽ tăng trưởng 6% trong năm 2015, thậm chí là tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo vẫn còn cao, với hơn 40% người dân Kenya sống dưới mức nghèo khổ.
Tốc độ tăng trưởng của Mỹ vào năm 2015 được dự báo là khoảng 3% khi đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong một thập kỷ. Cục Dự trữ Liên bang đang cân nhắc xem có nên tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006, lãi suất quỹ liên bang vẫn gần bằng 0 kể từ tháng 12.2008.