Đây là ý kiến của Phó Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Lều Vũ Điều trong buổi trả lời phỏng vấn Báo NTNN nhân sự kiện Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Quyết định 235/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn Việt Nam giai đoạn 2015-2020” (ký ngày 14.2.2015).
Ông Lều Vũ Điều cho biết: Trong kế hoạch công tác toàn khóa, Đề án “Giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn Việt Nam giai đoạn 2015-2020” đã được Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN chỉ đạo xây dựng, đề xuất trong năm 2014. Dự thảo đề án đã được gửi xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan. Trên cơ sở đó, T.Ư Hội NDVN đã có báo cáo tổng hợp, giải trình ý kiến của các bộ, ngành về đề án và trình Thủ tướng Chính phủ.
Thưa ông, T.Ư Hội NDVN xây dựng và trình Chính phủ đề án này dựa trên những cơ sở nào?
Việc can thiệp để giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Hội NDVN.
Quyết định số 235 của Thủ tướng Chính phủ có nhấn mạnh đến phạm vi “khu vực nông thôn”, ông có thể nói rõ hơn về điều này?
Đề án nhấn mạnh đến vai trò của nam nông dân trong việc giảm thiểu, xóa bỏ bạo lực gia đình. Điều này có phải là một hướng tiếp cận mới không, thưa ông?
- Thực tế, các chương trình can thiệp hiện nay tại Việt Nam chưa quan tâm đến vai trò tham gia của nam giới trong xóa bỏ bạo lực gia đình. Nam giới chủ yếu là người gây ra bạo lực gia đình thì họ phải là một phần quan trọng của giải pháp. Nếu nam giới, nam nông dân không vào cuộc, không được tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi thì bạo lực gia đình tại Việt Nam vẫn còn là một vấn đề nhức nhối và là thách thức lớn. Nam nông dân là hội viên chủ yếu của Hội NDVN. Chính vì vậy, với đề án này, T.Ư Hội NDVN muốn hướng các hoạt động tuyên truyền, vận động đến đối tượng chủ yếu là nam nông dân.
Trong 7 hoạt động cụ thể của đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 235, có những hoạt động Hội NDVN đã và đang làm, nhưng cũng có những hoạt động rất mới. Liệu năng lực của Hội NDVN có tổ chức thực hiện được những hoạt động mới này hay không, thưa ông?
- Hội NDVN đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trong những năm qua. Ví như việc biên soạn, cung cấp các tài liệu, sản phẩm truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình; tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, mít tinh, giao lưu về phòng, chống bạo lực gia đình… Trên cơ sở những việc đã và đang làm, Hội NDVN có thể khẳng định đủ năng lực để triển khai các hoạt động mới như tổ chức các khóa đào tạo giảng viên, cán bộ hội các cấp; vận động, tư vấn cho người gây bạo lực gia đình tại cộng đồng; xây dựng mô hình vận động, tư vấn, hỗ trợ đào tạo nghề, vay vốn, khuyến nông cho người gây bạo lực gia đình; tổ chức các hoạt động giám sát, đánh giá, bao gồm hoạt động giám sát thường xuyên của các cấp, giám sát liên ngành.
Việc tổ chức thực hiện Quyết định 235 sẽ được T.Ư Hội NDVN tiến hành theo các bước như thế nào, thưa ông?
- T.Ư Hội NDVN tổ chức thực hiện QĐ 235 của Thủ tướng Chính phủ ngay trong năm 2015. Trước hết, Hội NDVN sẽ tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến những nội dung quan trọng của Đề án “Giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn Việt Nam giai đoạn 2015-2020”; tuyên truyền, phổ biến mạnh hơn về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, tiến tới tổ chức tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông vận động, tư vấn… Các năm tiếp theo, Hội sẽ tổ chức thực hiện các nội dung khác, trong đó có việc xây dựng, nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp, hiệu quả…
Xin cảm ơn ông!