Trong khuôn khổ một lễ hội diễn ra hàng năm ở Jaipur, Ấn Độ, luôn có tiết mục tô màu cho voi. Họ sẽ bắt những chú voi đứng yên để đeo trang sức, choàng khăn, màn,... Sau đó họ sẽ tô màu lên cơ thể voi từ vòi, ngà cho đến chân để hợp với các món đồ trang sức.
Nghệ sĩ xăm hình người Bỉ, Wim Delvoye, đã đưa ra một sáng kiến thay vì xăm lên cơ thể người thì lại xăm hình lên cơ thể của lợn. Nhiều chú lợn đã "lột xác" hoàn toàn qua bàn tay xăm trổ của Wim Delvoye. Được biết, nghệ sĩ người Bỉ này ăn chay trường và từ lâu đã không đụng đến món thịt.
Tuy nhiên, chính quyền và nhất là cộng đồng những người yêu quý động vật đã kịch liệt phản đối việc làm này của ông, do đó việc xăm mình cho lợn thường được thực hiện tại Trung Quốc.
Tại thành phố Bikaner, phía tây bắc Ấn Độ, vào tháng giêng hàng năm, có tổ chức một cuộc thi gọi là trang trí lạc đà. Người ta sẽ dùng dao, kéo để cắt tỉa trên lông lạc đà, để tạo thành những họa tiết trang trí độc đáo.
Những con lạc đà phải đứng yên để họ mặc sức cắt, tỉa trang trí. Cuối cùng, lạc đà được trang trí đẹp và độc đáo nhất thì giải thưởng sẽ thuộc về những người thợ trang trí.
Bác sĩ phẫu thuật Gillian Higgins vốn đã có niềm đam mê vẽ tranh. Một ngày nọ, ông đã nghĩ ra một cách tiêu khiển để vừa kết hợp chuyên môn phẫu thuật với niềm đam mê từ bé của mình. Ông đã dùng màu để vẽ bên ngoài cơ thể, vẽ thêm bộ xương và nội tạng của những con ngựa.
Ông Ren, nhiếp ảnh gia 51 tuổi, đến từ Hà Lan đã thực hiện một bộ ảnh về chó, đặc biệt là trước khi chụp hình, những con chó bị cắt, tỉa, sơn lên lông và gắn đủ loại phụ kiện trang trí, để trên cơ thể của những chú chó có sự xuất hiện của những con vật khác như gấu, vẹt, kì nhông...
Tuy nhiên, các bác sĩ thú y cho biết thú cưng có thể chết nếu nuốt quá nhiều màu nhuộm vào cơ thể.
Bảo tàng nghệ thuật Aspen đã tổ chức một buổi triển lãm độc nhất vô nhị. Người ta dùng khoan, đục lỗ trên mai của những con rùa Sulcata có nguồn gốc ở Châu Phi. Sau đó, trên mỗi mai rùa, họ gắn lên 2 chiếc IPad.
Người phát ngôn của bảo tàng cho hay, hoạt động nghệ thuật này nhằm tuyên truyền thúc đẩy việc tiếp cận công nghệ thông tin và các sản phẩm hiện đại. Tuy nhiên, các nhà hoạt động bảo vệ động vật đã bác bỏ hoàn toàn, họ cho rằng đây là hành động lạm dụng động vật hoang dã đáng bị lên án.
Những nghệ sĩ ở thủ đô Luân Đôn, Anh đã thực hiện một dự án nghệ thuật mang tên "Graffiti trên vỏ ốc". Hàng ngàn con ốc còn sống đã được đem về để các nghệ sĩ sơn vẽ.
Được biết, đơn vị tài trợ cho dự án nghệ thuật này là một hãng nước sơn tại Anh. Họ đã tài trợ dự án với thông điệp "Màu sơn đẹp và sống động, đặc biệt không độc hại môi trường và người sử dụng". Và tất nhiên, hành động này đã khiến dư luận bất bình và gây nhiều tranh cãi.
Nữ nghệ sĩ người Úc, Emma Hack, đã "sử dụng" cơ thể những con bò tại quê hương để sáng tạo nghệ thuật. Nữ nghệ sĩ vẽ lên vùng bụng của bò những hình ảnh, họa tiết sao cho ăn nhập với khung cảnh thiên nhiên bên ngoài, để tạo cảm giác quang học.
Sau khi những bức ảnh được công bố đã bị sự phản đối dữ dội từ dư luận, nữ nghệ sĩ lên tiếng phản pháo và cho rằng hành động vẽ lên cơ thể bò là để gây quỹ ủng hộ cho Hội Nông dân Úc Châu.
Một xu hướng đáng lo ngại mới đã nổi lên ở Nga: chủ sở hữu mèo nhận được mèo của họ xăm các bản vẽ, thiết kế đầy màu sắc. Cô gái trẻ Oksana Popova, với chú mèo giống Canada không có lông quý hiếm của mình được gây mê toàn thân trong 3 giờ, và tác phẩm là hình xăm của vua Tutankhamen trên ngực của chú mèo.
Tại Luân Đôn, Anh đã tổ chức triển lãm "Phun sơn nghệ thuật" kéo dài 4 ngày. Rất nhiều thứ từ tranh, xe, bàn ghế và đặc biệt là những con bò sống đã được phun sơn đủ màu được đem đến trưng bày tại triển lãm. Tại đó, nhiều chú bò bị buộc dây cố định tại một chỗ cho du khách tham quan.