Những điều cần chú ý trong chăn nuôi lợn cái hậu bị
Cho lợn ăn nhiều chất tinh bột mà nghèo chất đạm hoặc cho ăn quá khẩu phần thường làm cho lợn quá béo và thường dẫn đến một số vấn đề bất lợi sau:
- Lợn không động dục còn gọi là “nân xổi” hoặc động dục thất thường, hoặc bị phối đi phối lại nhiều lần và nếu có chửa thường đẻ được ít con.
- Lợn béo thường gây tỷ lệ chết phôi cao trong vòng 3-5 tuần đầu sau khi phối giống đến một số bất lợi sau đây:
- Lợn gầy, chậm động dục dẫn đến kéo dài tuổi phối lần đầu.
- Cơ thể không đủ tích lũy do đó thiếu sữa ở giai đoạn nuôi con.
- Lợn nái hao mòn nhiều sau khi cai sữa, thậm chí có khi phải thải loại ngay từ sau lứa đẻ đầu do nái quá suy kiệt.
Chăn nuôi lợn cái hậu bị (Ảnh: Hồng Liên).
Yêu cầu đối với lợn cái hậu bị khi đưa vào phối giống
- Lợn cái trước khi đưa vào phối giống phải đạt thể trạng giống (không béo quá và không gầy quá), 7,5-8 tháng tuổi đạt khối lượng: lợn cái Móng Cái 50-55 kg, lợn Mường Khương 48-50 kg, lợn nái giống địa phương (lợn Bản, lợn Cỏ, lợn Vân Pa…) 25-30kg, lợn lai F1 (Y x MC), lợn F1 (L x MC) 80-90kg.
- Đảm bảo đã tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo qui định hiện hành.
Chăm sóc nuôi dưỡng lợn cái hậu bị
Tùy thuộc vào giống, tùy thuộc vào khối lượng cơ thể lợn cái mà sử dụng khẩu phần thức ăn và định lượng thức ăn/ một đầu lợn/ ngày.
Trình tự cho lợn ăn: nếu chăn nuôi tận dụng thì cho thức ăn tinh bột phối trộn trước, xong rồi mới cho thức ăn thô rau xanh sau (loại rau không phải nấu chín).
Nếu sử dụng thức ăn hỗn hợp cho ăn sống thì nên trộn với một ít nước sạch vừa đủ để dính cám để cho lợn uống ở máng riêng. Cung cấp nước sạch và mát cho lợn.
Chuồng nuôi đảm bảo thông thoáng, khô, ấm đông, mát hè.
Vệ sinh thú y và phòng bệnh