Dân Việt

Khả năng chịu lạnh của con người tới đâu?

20/03/2015 05:00 GMT+7
Các thợ mò ngọc trai ở Nhật Bản có thể ngâm mình hàng giờ trong nước lạnh mà không cần đồ lặn, trong khi nhiều người rên rỉ ngay khi nước biển khá ấm chỉ vừa tới bụng ở vùng Thái Bình Dương hay Ấn Độ Dương.

Nhận thức về cái lạnh bắt đầu hình thành khi các dây thần kinh trên da gửi các xung thần kinh về nhiệt độ của da lên não. Những xung thần kinh này không chỉ phản ứng với nhiêt độ của da mà còn phản ứng với tốc độ thay đổi nhiệt độ trên da.

Vì vậy, chúng ta cảm thấy rét hơn khi vừa nhảy vào nước lạnh so với khi đã ở trong nước lạnh một thời gian nhất định, khi nhiệt đô da thấp nhưng ổn định.

img

Những cô gái đi dưới tuyết ở New York, Mỹ hôm 26/1. Ảnh: Reuters

Các đợt xung thần kinh gây ra do sự giảm nhiệt độ trên da tạo thành những cảnh báo sớm về sự sụt giảm nhiệt độ gốc của cơ thể (nhiệt độ của các cơ quan nội tạng). Nếu không được kiểm tra, nhiệt độ gốc giảm có thể gây ra hạ thân nhiệt dẫn đến tử vong.

Đối với người khỏe mạnh, hệ thống sinh lý của cơ thể ngăn hạ thân nhiệt xảy ra. Các xung thần kinh từ da được gửi lên vùng dưới thùy não, khu vực kiểm soát thân nhiệt bên trong cơ thể, đưa ra các chỉ dẫn cho hệ thần kinh kiểm soát tình trạng hạ thân nhiệt.

Các xung thần kinh được gửi đến các cơ khiến toàn thân rùng mình tạo nhiệt trao đổi chất. Các mạch máu có nhiệm vụ chuyển máu ấm từ cơ quan nội tạng đến phần da bị lạnh, sẽ thắt lại, ngăn một lượng máu chảy và nhiệt chảy về các cơ quan nội tạng.

Các xung thần kinh chạy về vỏ não, nơi diễn ra hoạt động phân tích thông tin và tạo ra thông tin về cảm giác lạnh. Những xung thần kinh này kết hợp với các xung chạy về hệ viền, khu vực phân tích cấp độ cảm xúc, sẽ tạo thông tin về mức độ lạnh. Cảm giác lạnh khiến ta thực hiện một số hành vi nhất định ví dụ như co rúm người, mặc thêm quần áo hoặc kêu ca.

Cảm giác lạnh đôi khi không giống với mức độ lạnh thực sự của cơ thể. Nhảy vào một bể nước lạnh khiến bạn cảm thấy lạnh, nhưng nhiệt độ gốc của cơ thể có thể tăng lên vì lượng máu ấm vẫn còn ở cơ quan nội tạng. Nhiệt độ cơ thể có thể duy trì ở mức an toàn trong vòng một giờ.

Khi bắt đầu bị cảm nhiều người cảm thấy lạnh, lúc đó nhiệt độ gốc bắt đầu tăng. Trong suốt thời gian bị cảm, các mạch thần kinh điều khiển nhiệt độ cơ thể được thiết lập ở nhiệt độ cao hơn, vì vậy cơ thể phản ứng như cơ chế lúc bị lạnh cho tới khi nhiệt độ cơ thể ổn định ở mức nhiệt độ thiết lập.

Một số người mắc triệu chứng Raynaud, tình trạng tốc độ dòng chảy quá chậm khiến các ngón tay và ngón chân bị lạnh.

Khi người mẹ mang thai, mỗi thai nhi hoạt động như một lò đốt nhỏ. Nếu người mẹ cảm thấy quá lạnh, đây có thể là triệu chứng thiếu hormone hoạt động tuyến giáp, vì vậy họ cần được bổ sung hormone.

Trong cùng một môi trường, một người có thể cảm thấy lạnh hơn so với những người khác. Phụ nữ cho biết họ thường cảm thấy lạnh hơn so với đàn ông trong cùng một môi trường. Nguyên nhân có thể là nhiệt độ trên da của phụ nữ thấp hơn đàn ông, kết quả hậu quả của lớp mỡ dưới da dày hơn và hormone oestrogen.

Cảm giác lạnh có tính di truyền ở một số người. Một nghiên cứu về các cặp song sinh phát hiện ra rằng khả năng di truyền cảm giác lạnh tay và chân là rất cao, phản ánh cơ sở di truyền của cảm giác lạnh.

Một số người cảm thấy lạnh đơn giản chỉ vì những người bên cạnh trông có vẻ đang bị lạnh. Hiện tượng này được gọi là “sự lây nhiễm cảm giác lạnh”. Trong một nghiên cứu, các tình nguyện viên khỏe mạnh được cho xem các đoạn video mà các diễn viên tỏ ra bị lạnh hoặc cảm thấy nóng. Tình nguyện viên cảm thấy lạnh hơn khi xem các đoạn video quay cảnh các diễn viên bị lanh. Nhiệt độ trên tay của tình nguyện viên giảm do mạch máu chạy đến tay bị thắt lại, dù nhiệt độ môi trường không hề lạnh.

Trong xã hôi phát triển hiện nay, con người hiếm khi để cơ thể bị lạnh vì luôn khoác nhiều lớp quần áo và sử dụng những thiết bị giữ nhiệt trợ giúp đắc lực. Tuy nhiên chính điều này đang góp phần gia tăng tỷ lệ béo phì khi cơ thể không thực hiện hoạt động trao đổi chất. Có thể con người sẽ khỏe mạnh hơn nếu dành nhiều thời gian chịu lạnh hơn.