Có vậy, mới hay vó đặt chắn cả dòng sông. Để làm vó, trước tiên người ta tìm những thanh tre gai già, cỡ cươm tay người lớn, thẳng đốn phơi khô. Vó là một tấm lưới rộng được thắt chặt vào các thanh tre chéo nhau, dân gian gọi là càng vó, để khi nước chảy lưới sẽ bung ra tạo thành một khoảng rộng để cá tép, tôm cua chạy vào.
Vó chuẩn bị xong thì chuẩn bị chỗ xuống vó. Thường thì người ta chọn nơi hẹp nhất của con rạch hay dòng sông nhỏ, bến sậy làm đăng để ven từ mé ra. Vó được đặt trọn giữa dòng, nhằm chặn cá tôm di chuyển theo hướng nào đó hoặc đặt cá nước ròng, hoặc hứng cá nước lớn. Miệng vó bên hứng cá được ra sát đáy sông, ngược lại phần bên kia căng thẳng và cao hơn mặt nước. Để cá vào mà không dội ngược ra, người ta phải tạo bụng vó. Nước cháy, bụng vó theo chiều nước thòng sâu ra phía sau, … Có người còn làm túi vó để đựng cá, cho chắc ăn.
Do chắn ngang dòng, nên khi đặt vó phải luôn có người canh giữ như chúng tôi đã miêu tả ở phần đầu bài viết này.
Còn một cách đặt vó nữa, nhưng là cách đặt cố định, nơi sông rộng, nước sâu, chảy xiết. cách ráp vó này cũng đơn giản hơn. Người ta chọn hai cây tre già, dài và tương đối lớn. ráp lại thành hình chữ A, phía dưới kết lưới vó vào. Chọn chỗ đặt vó xong, cắm cây dựng một sàn giữa dòng nước chảy. Ở một phía sàn chọn đặt vó có hai cột lớn cắm sâu xuống nước. Cột này chính là nơi cố định hai thanh tre. Phần đáy chữ A chĩa sâu dưới nước, hứng cá tôm theo dòng nước chảy. Phần đỉnh chữ A, nằm trên sàn.
Do không phải đặt trọn dòng sông nên không ảnh hưởng đến việc đi lại của bà con, vì thế, không phải dỡ vó để tránh đường đi. Chừng nào thấy cần thì người đặt vó leo lên đỉnh chót của hai thanh tre ấy ngôi lên, vó từ từ cất lên khỏi mặt nước theo nguyên tắc của lực đòn bẩy. Với cách đặt vó này, những đêm trăng thanh gió mát năm ba người hàng xóm có thể ngồi trên sàn chung trà, ly rượu say sưa bàn chuyện đời, một nét đẹp hoang sơ mà đậm đà tình nghĩa xóm giềng.