Một cảm giác hạnh phúc, dù đang cách xa quê hương miền Nam gần 1000km, nhưng tôi như được sưởi cái nắng ấm của phương Nam ở chính nơi Yên Tử linh thiêng này.
Chùa Một Mái-Yên Tử.
Bên vách chùa Một Mái, một cây mai đại thụ cao tới hàng chục mét, rắc nắng vàng lên mái cổ tự linh thiêng. Đúng như tên gọi, chùa chỉ có một mái áp sát vào vách núi. Đây là ngôi “Long Động Tự “ do Phật Hoàng Trần Nhân Tông-Đức Điều ngự Giác hoàng Trúc Lâm đầu đà đệ nhất tổ đặt tên. Nơi đây Phật hoàng thường đọc sách, soạn kinh. Trong chùa có ba pho tượng đá tạc hình tam tổ Trúc Lâm Yên Tử: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Lại có một giếng đá bên góc phải chùa, không biết có phải trước đây Phật Hoàng dung làm nước pha trà hoa bưởi, mà bây giờ đứng trước chùa hương bưởi cũng ngang ngát hương thơm.
Mai vàng Yên Tử năm cánh, hoa vàng thanh thanh. Trong mây núi Yên Tử, màu vàng của hoa là một điểm nhấn tô điểm cho cảnh sắc nơi đây. Không biết có phải loài mai vàng này được Phật Hoàng đưa về từ phương Nam, khi người đi Chămpa xưa (nay là Bình Định quê tôi), đem về cách đây hơn 700 trăn năm!
Vậy là nơi núi rừng, đỉnh thiêng Yên Tử, cũng có mai vàng khoe sắc, một khoảnh khắc màu nhiệm mà tôi có duyện gặp được trong mùa Xuân này:
"Một mái chùa xưa giữa trần ai
Chênh vênh lưng núi nửa trong ngoài
Hoa bưởi trước chùa đơm trắng xóa
Bạch vân triển núi một cành mai". - (Thi Vân Yên Tử)
Nơi Vua Trần Nhân Tông đọc sách, soạn kinh.
Những cây mai đại thụ như một chiếc tán vàng che mái chùa.
Giếng đá cổ trong chùa Một Mái.
Bia thờ trong chùa Một Mái.
Mai vàng tô điểm cho núi rừng Yên Tử.
Mai vàng Yên Tử năm cánh, màu sắc thanh thanh.
Du khách chụp hình lưu giữ mai vàng Yên Tử.
Tác giả bên Mai vàng Yên Tử.