Dân Việt

Độc đáo giấy bản

Lê Bích 04/04/2015 08:27 GMT+7
Ở bản Dìa Trên của xã Quốc Dân (huyện Quảng Uyên, Cao Bằng) không ai biết nghề làm giấy bản có từ bao giờ nhưng theo các cụ cao niên ở bản kể thì khi sinh ra cha ông đã có nghề và cứ truyền lại cho thế hệ sau bằng cách cầm tay chỉ việc chứ không có sổ sách nào ghi lại. Đến nay bản Dìa Trên có 65 hộ thì có tới 40 hộ làm giấy bản, theo như trưởng xóm Nông Văn Hiến cho biết.

Giấy bản là một loại giấy được sản xuất từ vỏ cây dưỡng (tiếng Nùng gọi là cây mạy sla) theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ. Giấy bản được dùng để lưu giữ các tài liệu như ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian, gia phả dòng họ… nhờ vào nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là độ bền theo thời gian. Nếu được bảo quản ở nơi khô ráo, giấy có thể để vài chục năm. Giấy bản còn được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống như: Lễ tết, ma chay, cưới hỏi của đồng bào dân tộc trong vùng. Giấy có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc giòn gẫy, ẩm nát.

Giấy bản là sản phẩm truyền thống minh chứng cho bàn tay tài hoa và kết tinh những giá trị văn hóa lâu đời của người Nùng ở xã Quốc Dân, Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung.

img
Giấy bản được bày bán ở chợ.
img
Giấy bản được xem như là tiền đốt lên để gửi cho người chết dùng ở thế giới âm.

img
Giấy bản được phơi khô trên tường nhà. Trời nắng sau 1 tiếng là khô, còn trời ẩm thì phải 3 ngày mới khô.

img
Sau khi rửa sạch thì đập nát bằng chày gỗ và đưa vào máy xay nhuyễn thành bột (xưa phải giã tay).
img
Vỏ cây mềm sau khi ngâm nước sẽ được đưa vào chảo nấu chín cho sạch.
img
Bột của vỏ cây sau khi được xay nhuyễn hòa với nước tạo thành một màu vàng sánh.
img
Vỏ cây dưỡng (mạy sla) nguyên liệu chính làm giấy bản mọc tự nhiên trên các núi đá, trong các cánh rừng già. Người làm sẽ tước bỏ phần đen bên ngoài rồi phơi khô.
img
Công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi sự khéo léo, tài hoa của người thợ và quyết định đến chất lượng giấy là seo (cắt) giấy. 
img