Dân Việt

Những căn phòng không nguôi nỗi đau của các nạn nhân chìm phà Sewol

Đông Phong (theo Daily Mail) 14/04/2015 09:00 GMT+7
Ngày 16.4.2014,  phà Sewol chìm ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam Hàn Quốc đã cướp đi sinh mạng của 304 người trong đó đa phần là các học sinh trường trung học Danwon. Một năm sau thảm kịch, nỗi đau mất con dường như  chưa  hề nguôi ngoai đối với nhiều bậc phụ huynh Hàn Quốc khi họ vẫn gìn giữ nguyên vẹn phòng ngủ của con mình như thể các em chưa từng đi xa. 

img

Anh Kim Jong-Jae (phải) và vợ là chị Kim Sung-sil, bố mẹ của em Kim Dong-hyuk, người đã tử nạn trong vụ chìm phà Sewol đứng trong phòng của cậu con trai. Anh Kim Jong-Jae đau buồn cho biết: "Thi thoảng tôi nói chuyện với Dong-hyuk qua ảnh, nhưng tôi không dám nhìn vào mắt con vì thật sự quá đau đớn". Nỗi đau mất con lớn đến mức người bố này thậm chí từng muốn tự tử theo con.

img

Bố mẹ của Dong-hyuk cho biết, họ không nỡ vứt bỏ đi bất kỳ vật dụng gì trong căn phòng của cậu con trai xấu số, từ những quả bóng thể thao dính lem nhem vết bẩn cho đến các chứng chỉ mà Dong-hyuk đã đạt được. Cậu bé có ước mơ sẽ trở thành một thiết kế web trong tương lai.

img

Chị Ahn Myeong-mi đứng lặng lẽ trong căn phòng của cô con gái Moon Ji-sung, người  đã thiệt mạng trong thảm kịch chìm phà Sewol ngày 16.4.2015.

img

Moon Ji-sungm (phải) từng mơ ước lớn lên sẽ trở thành một tiếp viên hàng không. Trong phòng của em, những bộ quần áo, sách vở vẫn như đang chờ chủ nhân trở về.

img

Hơn 300 người, đa phần là học sinh và giáo viên của trường trung học Danwon đã thiệt mạng trong vụ thảm kịch, trong đó có cô con gái Park Ye-ji. của chị Eom Ji-yeong

img

Cầm bức ảnh có con gái chụp chung cùng các bạn cùng lớp, chị Eom Ji-yeong xúc động nghẹn ngào: " Đến giờ tôi vẫn tự hỏi tại sao thảm kịch này lại xảy ra với con chúng tôi, tại sao chúng không thể thoát khỏi cái phà ấy?"

img

Chú gấu nhồi bông, những bức thư của cô bé Park Ye-ji vẫn được mẹ giữ gìn trong suốt một năm qua.

img

Chị Shin Jum-ja (bên phải) có con trai là  Jung Hwi-beom, thiệt mạng trong vụ chìm phà, cho biết: "Trước khi xảy ra thảm kịch, gia đình tôi luôn vui vẻ, nhưng giờ mọi người luôn kiệm lời với nhau để tránh nhắc đến nỗi đau mất con".  

img

Không chỉ gìn giữ phòng ngủ nguyên vẹn, bố mẹ Hwi-beom còn treo nhiều ảnh của con trong phòng cũng như cất giữ chiếc điện thoại di động mà Hwi-beom mang theo khi gặp tai nạn.

img

Vợ chồng anh Huh Heung-hwan (phải) và chị Park Eun-mi, người đã mất cô con gái Huh Da-yoon trong vụ chìm phà chụp ảnh trong phòng của Da-yoon cùng chú chó cưng của em. Chị Park chia sẻ: "Dù đã một năm trôi qua, nhưng với tôi mỗi ngày trôi qua đều giống như ngày thảm kịch hôm ấy. Thật quá khó để tôi trở về được cuộc sống bình thường".

img

Chú chó cưng của Huh Da-yoon dường như vẫn đang ngóng chờ cô chủ trở về trong căn phòng được giữ nguyên vẹn.

img

Huh Da-yoon được đánh giá là một học sinh có năng khiếu hội họa, bức tranh chân dung em vẽ vẫn được treo trên tường cùng những vật dụng và ban nhạc yêu thích của em.

img

Chị Lee Sun-mi có con gái Kim Ju-hee là nạn nhân trong vụ chìm phà Sewol năm 2014. Chị cho biết, thời gian trôi qua nhưng chị vẫn không thể nguôi ngoai. "Giá như con tôi còn có thể trở về", chị Lee xót xa.

img

Danh hiệu võ thuật của Jun-hee hay chú thú bông xinh xắn vẫn được mẹ em giữ gìn cẩn thận.

img

Một năm sau thảm kịch, nỗi tức giận vẫn dâng trào với thân nhân nạn nhân của chìm phà Sewol. Công tác điều tra vụ việc đang vướng mắc những tranh cãi chính trị, trong khi công chúng yêu cầu chính phủ nâng con phà và tìm kiếm nốt 9 thi thể vẫn đang mất tích. Trong ảnh là chị Jung Hye-suk đứng trong phòng của cậu con trai Park Sung-ho, người đã thiệt mạng trong thảm kịch chìm phà.

img

Áo đồng phục của Sung-ho vẫn được treo trên tủ, bức thư viết cho bạn cùng lớp cùng phù hiệu học sinh vẫn để trên bàn học. Một năm trôi qua nhưng dường như thời gian không gõ cửa đến căn phòng này.