Từ các di vật được khai quật tại hang Gough, Anh năm 1992, giới khảo cổ nhận định người cổ đại có thể từng ăn thịt đồng loại. Theo kết quả nghiên cứu phóng xạ carbon, thấy xương người và xương động vật ở trong hang động này có từ cách đây khoảng 15.000 năm.
Các dấu vết trên răng cho thấy việc tổ tiên loài người từng ăn thịt đồng loại. Ảnh: Natural History Museum
"Chúng tôi tìm thấy các bằng chứng về các hoạt động như xẻ thịt, tháo khớp xương, nhai, nghiền các phần xương mềm và đập vỡ xương ống lấy tủy", BBC dẫn lời tiến sĩ Silvia Bello thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London nói. Ngoài ra, họ còn phát hiện cả các dấu vết trên răng người.
Những bằng chứng trên chỉ ra rằng ăn thịt đồng loại có thể là một hành vi bình thường với con người trong thời cổ đại, thậm chí xương sọ thừa còn được tận dụng để làm mũ đội đầu.
Nhóm chuyên gia đang tiếp tục tìm hiểu về tính phổ biến của hành vi ăn thịt đồng loại và mối liên quan với các nghi lễ cổ xưa.