Thứ nhất là nền kinh tế toàn cầu dễ gặp khủng hoảng. Thế giới cần các biện pháp quyết liệt để kiềm chế các khoản nợ tài chính ngày càng tăng tại các nước phát triển. Thị phần toàn cầu của các tài sản tài chính trở nên được phân bổ đều hơn.
Sự biến động giá cả hàng hóa sẽ tác động xấu đến Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Độ dài của chu kỳ kinh doanh sẽ trở nên ngắn hơn nhiều và kém suôn sẻ hơn.
Thứ hai là khoảng trống quản trị. Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại các nước đang phát triển sẽ làm tăng nhu cầu đối với quy định của pháp luật và trách nhiệm của chính phủ.
Ngoài ra, tình trạng biến đổi khí hậu sẽ khiến tình trạng khan hiếm nước thêm trầm trọng và có thể khiến một số chính phủ sụp đổ.
Thứ ba là tiềm năng xung đột gia tăng. Những căng thẳng đang tăng lên khi hệ thống quốc tế trở nên phân mảnh hơn và những tiêu chuẩn hợp tác hiện nay không còn được ủng hộ.
Sự cạnh tranh để giành các nguồn lực sẽ tiếp tục tăng lên, trong lúc các cuộc tấn công trên mạng cũng có chiều hướng gia tăng.
Thứ tư là sự bất ổn khu vực lan rộng hơn. Dân số trẻ tại Trung Đông đang ngày càng trẻ hơn và tỷ lệ thất nghiệp đang tăng lên.
Trong khi đó, chi phí đầu tư vào các hoạt động quốc phòng tại châu Á cũng có chiều hướng gia tăng. Ngoài ra, nếu sử dụng chỉ số sức mạnh toàn cầu mới, Trung Quốc được dự báo sẽ vẫn vượt Mỹ vào năm 2040.
Thứ năm là ảnh hưởng của các công nghệ mới, trong đó có 3 lĩnh vực công nghệ sẽ có sự đổi mới lớn. Đầu tiên là lĩnh vực công nghệ thông tin khi khả năng lưu trữ ngày càng trở nên rẻ hơn.
Tiếp theo là công nghệ người máy và chế tạo ảnh hưởng đến chi phí lao động trên toàn thế giới. Cuối cùng là công nghệ nguồn lực sẽ phải tăng để bù đắp cho sản lượng hoa màu ngày càng giảm.
Thứ sáu là vai trò của Mỹ trên trường quốc tế. Nền kinh tế đầu tàu thế giới hiện vẫn tiếp tục chi phối trong một số lĩnh vực như Tổng sản phẩm nội địa, chi phí quân sự, năng lượng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nghiên cứu và phát triển, vốn nhân lực.
Thị phần của Mỹ trên thị trường dầu mỏ đươc dự báo sẽ tiếp tục tăng, song đến năm 2050, Trung Quốc sẽ có sức mua tương đương lớn hơn Mỹ.
Ngoài ra, giới chuyên gia cũng nhận định cửa sổ thịnh vượng nhân khẩu học của Mỹ đang đóng lại nhanh chóng, trong khi cửa sổ này của nhiều quốc gia khác mới chỉ vừa mở ra.
Cửa sổ thịnh vượng nhân khẩu học của Mỹ được dự kiến kéo dài từ năm 1970-2015 do dân số ngày càng lão hóa, trong khi đó, cửa sổ này của Brazil được dự kiến kéo dài từ năm 2000-2030, Trung Quốc là 1990-2025 và Ấn Độ là 2015-2050.