Dân Việt

Nét tín ngưỡng của người Brâu

Thu Loan – Lê San 25/05/2015 10:54 GMT+7
Là tộc người có số dân ít nhất trong số 5 dân tộc rất ít người ở Việt Nam, nhưng đến nay người Brâu - hiện tập trung cư trú tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), vẫn giữ được lễ hội đâm trâu, một lễ hội truyền thống với ý nghĩa cầu mong cho dân làng làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu, không có dịch bệnh... 

Lễ hội thường diễn ra trong 3 – 4 ngày, trong ngày đầu sẽ thực hiện nghi thức động thổ, dựng nêu, cắt tiết gà, sau đó bà con thức suốt đêm để đánh cồng chiêng, đốt lửa, múa hát và “khóc trâu”. Ngày thứ hai tiến hành đâm trâu và cúng tế thần linh. Trước khi đâm trâu, người Brâu thực hiện nghi thức cúng Yang với gạo, rượu, thuốc hút… Những người đàn ông Brâu mang cồng chiêng ra đánh và phụ nữ múa xoang dưới chân cây nêu, nơi buộc trâu hiến tế. Con trâu, sau khi đã làm thủ tục cúng tế, trở thành vật thiêng, vật dùng để tế Yang và thần linh. Lễ hội đâm trâu là nét tín ngưỡng văn hóa nguyên thủy, đặc sắc của người Brâu còn được bảo lưu tới ngày nay.

img
Giã gạo chuẩn bị cho lễ hội.
img
Đồ cúng tế cho trâu trước khi hiến sinh.
img
Chuẩn bị các nghi lễ cúng hiến sinh trâu.
img
Già làng - chủ lễ bắt đầu nghi thức cúng Yang và hiến sinh trâu.
img
Già làng bôi tiết trâu hiến sinh vào chiêng tha, cột nhà, góc bếp cầu may…

img
Toàn cảnh lễ đâm trâu.