Ở Trung Quốc, cua lông được bán qua một máy bán hàng tự động đặt ở ga tàu điện ngầm Nam Kinh. Đó là các máy bán hàng tự động cua sống đầu tiên ở Trung Quốc và nó bán trung bình 200 con cua sống mỗi ngày.
Máy bán tôm hùm: Bạn có thể thấy các máy bán tôm hùm sống ở Osaka (Nhật Bản) được làm theo dạng máy gắp thú bông.
Tại Đài Loan, khách hàng có thể mua khẩu trang y tế từ các máy bán hàng tự động.
Nếu bạn đột nhiên có nhu cầu làm sạch da và đang ở Hollywood, California (Mỹ), bạn có thể mua các sản phẩm trị mụn từ chiếc máy bán hàng tự động này.
Máy bán đồ lót ở Nhật: Loại máy này hẳn rất tiện dụng trong các tình huống khẩn cấp hoặc với những người ngại đi siêu thị.
Tại Los Angeles (Mỹ), bạn có thể mua một số món trứng cá muối, dao động từ 5 - 500 USD/ounce.
Đôi khi bạn chỉ cần mua trứng từ máy bán tự động ở Nhật Bản nếu không muốn phải vào siêu thị.
Tại trường đại học Shippensburg (bang Pennsylvania, Mỹ), sinh viên có thể mua thuốc tránh thai khẩn cấp Plan B từ máy bán hàng tự động.
Nếu phải đi giày cao gót suốt buổi tối, hẳn bạn sẽ cần đến chiếc máy bán hàng này. Nó sẽ nhả ra loại giày mềm, thoải mái, giúp người dân California và Las Vegas thay giày gót nhọn sau một bữa tiệc dài.
Marvin Kilgore, doanh nhân đến từ Philadelphia, Mỹ, đã cho ra mắt 40 máy bán tóc giả tự động với giá từ 60-250 USD/bộ.