Anh Lò Văn Thanh, dân bản Tà Cáng, xã Nà Tấu chia sẻ: Hàng ngàn hộ dân ở đây trong nhiều năm qua đang tham gia phát triển cây dong riềng thay thế cho những cây trồng kém hiệu quả trước đó. So với cây ngô, sắn truyền thống thì cây dong riềng được giá hơn rất nhiều, vụ nào giá cao thì hiệu quả sản xuất tăng gấp 3-4 lần so với trồng ngô, sắn.
Chính vì thế, cây dong riềng phát triển rất nhanh, các HTX ở đây lại cung ứng giúp dân về giống, vốn, kỹ thuật sản xuất và bao tiêu sản phẩm nên càng khích lệ bà con nhiều hơn. Với chị Vàng Thị Ly ở bản Hua Dốm trong xã Nà Tấu thì cây dong riềng giúp cho gia đình chị xóa dược nghèo, mua được xe máy, sửa được nhà. Người Mông ở bản Hua Dốm và những bản lân cận ai cũng trồng dong riềng và tham gia vào HTX sản xuất dong riềng. “Khi làm xã viên thì mình không lo sản phẩm bị ép giá vì mua bán theo thỏa thuận, lại được giúp cách làm, có giống tốt…”– chị Ly cho biết.
Tuy nhiên, ông Pâng trầm ngâm nói: “Đấy anh xem, mấy cái bể hàng chục khối này là chúng tôi vừa phải đầu tư để cất giữ tinh bột dong riềng sau sơ chế do chưa tìm được người tiêu thụ. Năm ngoái, chúng tôi không sơ chế hết củ dong, phải chở đi bán lại ở nhiều nơi như Hà Nội, Lào Cai… Mình làm HTX, có mấy trăm hộ nông dân tham gia, lúc khó khăn không thể bỏ rơi nông dân được. “Tuy nhiên, so với những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì chúng tôi vẫn bị thiệt thòi. Chẳng hạn như nhà máy giấy ở huyện Tuần Giáo (Điện Biên) là đơn vị sản xuất, chế biến trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp thì được hưởng chính sách trợ cước nông sản, còn chúng tôi thì sao lại không được hưởng chính sách đó. Giá như tỉnh cho chúng tôi được hưởng trợ cước thì đời sống nông dân sẽ đỡ hơn nhiều !” – ông Pâng nhấn mạnh câu nói.